MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc vượt Mỹ và câu chuyện ngang giá sức mua

10-10-2014 - 13:16 PM | Tài chính quốc tế

Tạp chí The Economist đã tính "tỷ giá PPP" dựa vào một loại hàng hoá duy nhất là chiếc bánh Big Mac của McDonald's cho tất cả các quốc gia.

Trong suốt hơn 25 năm qua, tạp chí The Economist đã phát triển chỉ số Big Mac để tính tỷ giá sức mua của các loại tiền tệ. Big Mac xuất phát từ tên gọi của một loại thức ăn nhanh phổ biến trên thế giới thông qua hệ thống chuỗi nhà hàng chuyên bán thức ăn nhanh McDonald’s. Big Mac đơn thuần là một ổ bánh mì kẹp thịt khá lớn (hambuger), béo ngậy đầy chất đạm, chất bột, chất béo được làm ra theo một tiêu chuẩn công nghiệp để phục vụ nhu cầu ăn nhanh của con người trong thời đại công nghiệp.

Cùng với chỉ số Big Mac, lý thuyết “Burger” ra đời dựa trên thuyết ngang giá sức mua của tiền tệ, phản ánh một Đô la mỹ cần phải mua được một lượng hàng hóa như nhau trên tất cả các quốc gia.

Do tính chất phổ biến toàn cầu của Big Mac, hai nhà kinh tế học Orley Ashenfelter và Stepan Juraj đã nghĩ ra cách sử dụng Big Mac như là chỉ tiêu để đo lường, so sánh và đánh giá một số mặt về cuộc sống của các nơi trên thế giới. Rổ hàng hóa dùng để đánh giá sức mua của tiền tệ ở đây là một chiếc bánh sandwich Big Mac bán ở tất cả các cửa hàng McDonald’s.

Công việc của các nhà kinh tế học (một so sánh tương tự với chỉ số Big Mac của The Economists) là vật lộn với những con số về so sánh tiền lương và giá cả quốc tế, mà trung tâm của nó chính là thuyết ngang giá sức mua (purchasing-power parity). Các nhà kinh tế học cho rằng giá cả của một loại hàng hóa không nên biến động nhiều ở những thị trường hiệu quả. Bởi trong trường hợp đó, mọi người sẽ có xu hướng mua hàng hóa ở các thị trường rẻ hơn và bán lại với giá hời cho đến khi cân bằng giá.

Như vậy, nguyên tắc cơ bản của PPP chính là “quy luật một giá”. Trong dài hạn, tỷ giá sẽ điều chỉnh giá cả các giỏ hàng hóa tương tự ở các nước khác nhau. Nếu giỏ hàng hóa phù hợp với chỉ số Big Mac, tỷ giá Burger sẽ được dùng để định giá đồng tiền của quốc gia đó.

Chẳng hạn, giá Big Mac Thụy Sỹ vào tháng 1/2012 là 6,81 USD, ở Mỹ là 4,2 USD, và ở Trung Quốc là 2,44 USD. Từ đó cho thấy, đồng franc đang bị định giá cao so với đồng đô la và đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn.

Các nhà kinh tế học sử dụng chỉ số PPP để so sánh giá trị gia tăng mà các quốc gia nhận được thông qua chuyển đổi tiền lương theo tỷ giá thị trường. Tỷ giá được điều chỉnh để người lao động làm ra một sản phẩm nhận mức lương tương xứng với hiệu suất công việc của mình. Do đó, các công ty dịch vụ mà ở đó người lao động không trực tiếp tạo ra sản phẩm hữu hình sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường lao động. Một quốc gia có năng suất lao động cao đồng nghĩa với tiền lương cao trong tất cả các ngành, kể cả ngành cắt tóc – ngành mà năng suất lao động ở tất cả các nước gần như không khác biệt.

Kết quả tất yếu là, chi phí cuộc sống ở những nước giàu sẽ cao và điều chỉnh tỷ giá đơn thuần chỉ phản ánh chất lượng cuộc sống (hay phúc lợi xã hội) khác nhau tại mỗi quốc gia. Xét trên cơ sở tý giá hối đoái, thu nhập trung bình của Mỹ cao hơn Ấn Độ 35 lần. Tuy nhiên, xét trên cơ sở ngang giá sức mua PPP, thu nhập trung bình của người Mỹ chỉ cao hơn Ấn Độ 13 lần vì chi phí cuộc sống ở Ấn Độ thấp hơn.

Mssrs Ashenfelter và Jurajda thu nhập dữ liệu tiền lương từ các cửa hàng McDonald tại 60 quốc gia khác nhau, gọi là chỉ số McWages. Điều chỉnh tiền lương trên tỷ giá hối đoái phản ánh mức độ hiệu quả giữa chi phí thuê lao động cần thiết cho những công việc đơn giản và dễ định hình nhất. Sau khi tính thêm chỉ số McWages và chia giá chỉ số Big Mac theo từng quốc gia sẽ cho ra số liệu so sánh PPP điều chỉnh tiền lương hiệu quả.

Khoảng cách tiền lương, hay chính là khoảng cách năng suất lao động giữa các nước giàu và các nền kinh tế mới nổi còn khá lớn. Tuy nhiên, khoảng cách về chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa trên chỉ số Big Mac do PPP điều chỉnh sẽ thu hẹp lại. Và nếu tính thêm tình trạng trì trệ tại các nước giàu, khoảng cách này sẽ còn thu hẹp hơn nữa.

Từ năm 2000 đến 2007, chỉ số McWages của Mỹ tăng 13%, trong khi giá Big Mac đã tăng 21%, dẫn đến giá trị tiền lương thực tế tại quốc gia này giảm 7%. Trong khi đó, các nước BRICS lại có chỉ số McWages tăng nhanh hơn chỉ số Big Mac, nên tiền lương thực tế tăng nhanh hơn: Ấn Độ tăng 53%, Trung Quốc tăng 60%, Nga tăng 152%. Nga và Trung Quốc từng nỗ lực đạt mức tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2007 – 2011. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia khác thì ngược lại, chỉ số giá tăng nhanh hơn chỉ số McWages. Và đây là một tin đáng buồn đối với các nền kinh tế mới nổi trong nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống.

IMF: Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nguyệt Quế

huongtt

The Economists

Trở lên trên