MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

USD “bất khả chiến bại”

23-05-2008 - 14:44 PM | Tài chính quốc tế

Năm 2008, Liên Minh châu Âu có nhiều lợi thế về kinh tế nhưng có nhiều bất ổn về chính trị. USD sẽ luôn là đồng tiền chủ chốt của thế giới.

Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, USD đã là tiền tệ chính của thế giới. USD đã giành được vị thế này từ đồng bảng Anh.
 
Vì thế không có gì là ngạc nhiên khi câu chuyện của đồng bảng Anh giống như câu chuyện về memento mori, một loại xương mà những người có chức sắc trong xã hội cũ thường nhìn vào để nhớ về sự đi xuống của điều kiện sống con người. Đến chiến tranh thế giới thứ Hai, kinh tế Mỹ đã vượt qua kinh tế Anh.

Và cho đến nay khi USD liên tục hạ giá và khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua Mỹ để trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, có thể chúng ta sẽ chứng kiến một sự chuyển dời trong vai trò đồng tiền lớn nhất trên thế giới, từ USD sang Euro.

Sự đi xuống của đồng Bảng Anh có nguyên nhân do tỷ lệ tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh tế tăng lên. Một nguyên nhân khác là điều kiện chính trị không mấy thuận lợi.

Sự đi xuống của đồng Bảng Anh có nguyên nhân khác do nước này tiêu tốn chi phí lớn vào hai cuộc chiến tranh thế giới, Anh phải thanh lý một số tài sản quốc tế. Vai trò chủ nợ của Anh ngày một vững chắc trên thế giới.

Hai mốc chính đánh dấu việc đồng Bảng Anh mất vị thế là đồng tiền chủ chốt trên thế giới là năm 1931 và năm 1956. Năm 1931 là năm Anh không còn tham gia vào chế độ bản vị vàng. Năm 1956 bất ổn chính trị liên quan đến kênh đào Suez góp phần đẩy đồng Bảng Anh mất bị thế.

Vậy sự đi xuống của đồng Bảng Anh có mang lại bài học gì cho sự chuyển dời của nước Mỹ hiện nay từ vị trí chủ nợ sang con nợ lớn nhất?

Hiện nay, khoảng ¾ lượng vốn ròng tại Mỹ là đến từ nước ngoài bởi nước này đang tăng trưởng rất nhanh nên thu hút lượng vốn lớn.

Mỹ thu hút lượng vốn lớn bởi thị trường Mỹ khiến nhà đầu tư có cảm giác yên tâm. Dòng vốn đa chiều đổ vào Mỹ giải thích tại sao nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận lợi nhuận thấp để có độ an toàn cao.

Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh chóng gần đây của trữ lượng tiền tại châu Á và Trung Đông khiến người ta lo lắng về một điều tương tự sẽ xảy ra như đã diễn ra tại Anh giữa thế kỷ 20. Người ta bắt đầu nghĩ đến sự kết hợp của hai sự kiện 1931 đến 1956 sẽ mang gây ra cơn bão USD.

Nếu sự kiện tương tự như năm 1956 xảy ra tại Mỹ, người ta có thể tiến hành một số động thái chính trị liên quan đến USD. Nếu sự kiên năm 1931 lặp lại, nhà đầu tư nước ngoài tại Mỹ có thể cho rằng áp lực chính trị nội bộ nước Mỹ sẽ là nguyên nhân chính của chính sách lãi suất, ví dụ như việc cắt giảm lãi suất để ngăn sự sụp đổ của thị trường nhà đất.

Tại Anh, Ngân hàng Trung ương nhiều khả năng không thể tăng lãi suất bởi lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong nước. Trong trường hợp này, người ta sẽ không thể đưa ra bất kỳ dự báo nào về chính sách tiền tệ. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế, giảm sự ổn định và thịnh vượng vốn là hai yếu tố thu hút vốn đầu tư.

Sự khủng hoảng của loại tiền tệ tồn tại lâu năm chỉ là một phần của thách thức. Loại tiền tệ mới tiềm ẩn nhiều vấn đề khác lớn hơn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thế giới. Trong những năm đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, các nhà phân tích lo ngại về sự thiếu hụt USD trong thời gian dài.

Nguyên nhân chính có thể gây ra khan hiếm USD lúc đó là thế giới có thể không có đủ tiền để mua hàng từ Mỹ (vào thời điểm đó là công cụ, máy móc kỹ thuật và thực phẩm). Chuyên gia kinh tế như Thomas Balogh lo ngại rằng vị thế mới của USD như loại tiền tệ chính trên thế giới sẽ gây ra giảm phát trên toàn thế giới.

Cho đến nay đồng Euro đang chịu nhiều áp lực trong vai trò là loại tiền tệ chính của thế giới. Các công ty sản xuất tại châu Âu phàn nàn rằng sự tăng giá của Euro đang gây ra rất nhiều khó khăn. Chính trị gia khắp châu Âu đang cố gắng để tạo ra thêm ảnh hưởng lên chính sách tiền tệ.

Đồng Euro có thâm niên ngắn hơn so với USD khá nhiều và cấu trúc quản trị cho loại tiền tệ mới này tại các nước thành viên chưa kịp thích ứng. Điều này khiến áp lực bên trong khu vực sử dụng đồng Euro tăng cao hơn.

Áp lực từ bên ngoài đối với đồng Euro cũng rất lớn. Không giống như nước Anh trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ cho đến nay vẫn là siêu cường kinh tế đứng đầu thế giới. Một điều chắc chắn là nước này sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ được vị thế của USD.

Năm 1944, USD trở thành loại tiền tệ lớn trên thế giới bởi Mỹ lúc đó đồng thời là nước đứng đầu thế giới về kinh tế cũng như quân sự. Năm 2008, Liên Minh châu Âu có nhiều lợi thế về kinh tế tuy nhiên lại có nhiều bất ổn về chính trị.

Như vậy chưa đủ điều kiện để cho Euro trở thành loại tiền tệ chính của thế giới. Nhiều khả năng những áp lực mới về chính trị sẽ dẫn đến sự chia tách của đồng tiền chung này.

Tác giả của bài viết này là giáo sư lịch sử và vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton (Princeton University) và European University Institute. Ông đồng thời cũng là tác giả của cuốn The Roman Predicament.

Ngọc Diệp
Theo FT



ngocdiep

Trở lên trên