MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

USD phục hồi: ngày vui ngắn chẳng tày gang

16-05-2008 - 11:17 AM | Tài chính quốc tế

Nếu tình hình kinh tế Mỹ diễn biến tốt, phải đến cuối năm 2009, USD mới phục hồi thật sự.

USD cuối cùng đã hồi phục từ mức thấp nhất trong tháng 4. Tuy nhiên một số chuyên gia tiền tệ dự đoán sự hồi phục này sẽ không kéo dài lâu.

Sau khi rớt xuống mức thấp kỷ lục so với Euro trong tháng 4, USD đã hồi phục trong những tuần gần đây trước dự đoán đợt cắt giảm lãi suất của FED cuối cùng đã dừng lại.

Khi kinh tế Mỹ ngày càng chịu nhiều áp lực như hiện nay, các ngân hàng nước ngoài ngần ngại trong việc cắt giảm lãi suất, thâm hụt thương mại cao, hàng loạt những chuyên gia đang dự đoán USD sẽ chịu nhiều áp lực từ nay cho đến cuối năm.

Số liệu mới nhất về tình hình sản xuất tại Mỹ và doanh số bán lẻ không mấy khả quan cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Hai lĩnh vực sản xuất và bán lẻ chiếm tới 2/3 hoạt động của kinh tế Mỹ. Cùng lúc đó, thị trường nhà đất và tình hình thất nghiệp tăng cao.

USD yếu giúp đẩy mạnh xuất khẩu nhưng thâm hụt thương mại lại đang đứng ở mức cao, điều này không khỏi khiến người ta lo lắng.

Thâm hụt thương mại vào thời điểm cuối năm 2007 là 738,6 tỷ USD. Tuy mức thâm hụt thương mại này vẫn thấp hơn so với mức 811,5 tỷ USD năm 2006 nhưng như vậy là quá đủ để lo lắng bởi thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay là do tiền vay từ nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu những nhà đầu tư này rút tiền khỏi thị trường Mỹ, hậu quả tất yếu giá cổ phiếu, trái phiếu đều hạ dẫn đến USD tiếp tục hạ giá.

Hi vọng hay thất vọng?

Những ngân hàng trung ương trên thế giới cho đến nay hết sức ngại ngần trong việc cắt giảm tỷ lệ lãi suất chủ chốt. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến USD suy yếu. Cả ngân hàng Trung ương Châu Âu và ngân hàng Trung ương Anh Quốc đều đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất.

Nhiều chuyên gia tiền tệ đang đánh cược về sự phục hồi của USD. Những nhà đầu tư nước ngoài đang mua vào cổ phiếu Mỹ khá nhiều, điều này giúp mang lại sức mạnh cho USD.

Theo những số liệu gần đây nhất, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào lượng chứng khoán Mỹ dài hạn với giá trị ròng khoảng 80,4 tỷ USD trong tháng 3. Trong khi giá trị này trong tháng 2 và tháng 1 lần lượt là 64,9 tỷ USD và 56,7 tỷ USD.

Hiện những dấu hiệu trên thị trường cho thấy nếu FED tiến hành bất kỳ một động thái nào trong những tháng tới để kiềm chế lạm phát sẽ có thể khiến USD tăng giá.

Nhà đầu tư đang kỳ vọng vào khả năng FED sẽ giữ nguyên mức lãi suất 2% trong mùa hè và dự đoán khả năng FED sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi các nhà hoạch định chính sách nhóm họp vào cuối tháng 10.

Khi người dân Mỹ sắp tới chính thức nhận được tiền hoàn thuế, nếu nền kinh tế Mỹ có biến đổi nhất định về tiêu dùng và như vậy USD có thể sẽ tăng giá phần nào. Khả năng này còn chưa chắc chắn. Cho đến khi chúng ta nắm được thông tin cụ thể về tác động của đợt hoàn thuế này đối với nền kinh tế, tương lai của USD trong năm 2008 mới có thể được định đoạt.

Những yếu tố khác tác động khá nhiều đến sức khỏe của USD là thâm hụt thương mại của Mỹ giảm và FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo nhiều chuyên gia dự đoán, phải đến cuối năm 2009, USD mới thật sự phục hồi như một năm trước đây.

Ngọc Diệp
Theo CNN

ngocdiep

Trở lên trên