MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vatican - những điều chưa được biết đến

14-03-2013 - 08:30 AM | Tài chính quốc tế

Giáo Hoàng Francis I đã trở thành nhà lãnh đạo của thế giới 1,2 tỷ người theo Thiên Chúa giáo và cai trị vùng đất nhỏ nhất thế giới, nằm thọt lỏm trong thành phố Rome, Italia.

Sự tách biệt của Vatican được chính thức công nhận vào năm 1929, sau khi Hiệp đinh Lateran giữa Giáo Hoàng Pius XI và nhà độc tài người Ý Benito Mussolini được ký kết.

Giáo hoàng sẽ lãnh đạo một vùng đất có diện tích chỉ 44ha, nằm giữa trung tâm thành phố Roma, với các cung điện và nhà thờ. Vatican có một trạm xăng, siêu thị và một bưu điện. Hơn 1/3 diện tích của Vatican là một khu vườn khá đẹp.

Thành phố Vatican nhỏ bằng 1/3 diện tích của Monaco, công quốc phía bắc bờ biển Địa Trung Hải, quốc gia nhỏ thứ hai trên thế giới.

Trước năm 1859, các giáo hoàng lãnh đạo một vương quốc trải dài trên 1,8 triệu ha ở miền trung Italia với dân số hơn 3 triệu người. Trong khi dân số hiện tại của Vatican khoảng 600 người, bao gồm các hồng y, các nhà ngoại giao, hiến binh, quân đội Thụy Sĩ và nhân viên trông coi.

Hệ thống tư pháp, gồm ba tòa án dân sự - được dựa trên pháp luật thế kỷ 19 của Ý và hình phạt tử hình chỉ được bãi bỏ vào năm 1960. Nhà nước chế độ giáo hoàng được thành lập để đảm bảo quyền tự do và tinh thần độc lập đối với Giáo hội Công giáo La Mã, sau khi thống nhất nước Ý.

Giáo triều Rome, chính quyền trung ương của Giáo hội Công giáo, bao gồm Ban thư ký nhà nước, 9 hội và 12 hội đồng giáo hoàng.

Vatican cũng có tờ báo chính thức riêng của mình, tờ L'Osservatore Romano, một đài phát thanh, một kênh truyền hình, một bảo tàng, một hiệu thuốc và quân đội riêng – vệ binh Thụy Sĩ – một quân đoàn gồm 110 người được thành lập vào thế kỷ 16.

Nhân viên Vatican được trả lương bằng đồng euro, tuy thấp nhưng chưa bị đánh thuế. Công đoàn không được phép ở Vatican, nhưng chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nhân viên Vatican và nhà nước đảm bảo trợ giúp y tế.

Ngân hàng Vatican, Viện Công trình tôn giáo, từng là trung tâm các vụ bê bối tài chính, có máy rút tiền. Ngân hàng xử lý tài sản của các nhà lãnh đạo tôn giáo và giáo sĩ Công giáo. Cơ quan quản lý nằm riêng biệt với Tòa Thánh, nhưng sự giám sát được tiến hành bởi một ủy ban các hồng y – một hệ thống mà hiện tại đang được cải cách khi Vatican cố gắng thực hiện theo các quy tắc quốc tế về chống rửa tiền.

Vatican sử dụng tiếng Latinh làm ngôn ngữ chính cho các tài liệu chính thức của mình. Nhà nước Vatican thuê khoảng 4.700 giáo dân và khoản lương trả cho những người này chiếm phần lớn chi phí hoạt động của họ.

Vatican là một trong những chủ sở hữu tài sản lớn nhất ở Rome. Nguồn lợi thu được từ việc cho vay tài chính, cũng như các khoản đóng góp thường xuyên từ các nhà thờ quốc gia. Giáo hoàng cũng nhận được các khoản thanh toán được gọi là “Pence Peter” – thường dưới hình thức séc hoặc vật có giá trị - từ tín hữu Công giáo trên khắp thế giới.

Trong năm 2011, ngân sách của Vatican thâm hụt 14,9 triệu euro ( 20 triệu USD), đánh dấu báo động đỏ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau khi thặng dư trong năm 2010.

Theo Minh Anh
Infonet

huongnt

Trở lên trên