MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao euro khó được như USD?

17-03-2015 - 11:12 AM | Tài chính quốc tế

Suốt mấy tháng qua, trong khi đồng USD lên cao như “diều gặp gió” thì đồng euro lại ngày càng... “chìm nghỉm”. Liệu euro có khả năng thực hiện một cú “lội ngược dòng” để trở lại thời hoàng kim của mình?

19 quốc gia châu Âu hiện đang sử dụng chung một đồng tiền là euro. Trong khi đó 50 bang của Mỹ đang sử dụng đồng USD để giao dịch hàng ngày. Sự so sánh trên cũng đúng về mặt logic, nhưng lại khập khiễng vì nhiều lý do.

Xét về tính đồng nhất, các bang của Mỹ hơn hẳn so với các quốc gia eurozone. Họ có chung một chính phủ, chung cả chính sách tiền tệ. (Đa số) họ nói cùng một ngôn ngữ. Các bang được tự do giao dịch thương mại liên bang từ thời lập hiến và tạo thành một nền kinh tế thống nhất.

Với quy mô 50 bang như thế, giao dịch thương mại trong nước có tác động lớn hơn giao dịch với bên ngoài. Vì vậy, sự thay đổi về giá của đồng USD so với các ngoại tệ khác ít tác động đến chuyện giao dịch thương mại của họ hơn so với sự thay đổi về giá USD ở Texas hay ở Colorado gây ra.

Về lý thuyết, eurozone vẫn đang tiếp tục “giải quyết” vấn đề đồng nhất để 19 quốc gia của họ đạt đến mức như 50 bang của Mỹ. Nhưng nỗ lực đó chỉ mới được khoảng 15 năm và đích đến vẫn còn... rất xa. Một điều ai cũng thấy là tỉ giá euro hiện tại với các quốc gia ngoài khối eurozone chỉ phù hợp với một số quốc gia trong khối. Tương tự, chính sách tiền tệ chung do một NHTW chung điều hành cũng không phù hợp với tất cả 19 nước. Một nước Đức vững mạnh hiện đang phải chia sẻ những điều trên với các nước có nền kinh tế yếu hơn như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý.

Sự mất giá nhanh chóng của đồng euro trong thời gian gần đây sẽ rất hữu ích cho những quốc gia có nền kinh tế yếu hơn, nhưng đây không phải là tin tốt với các quốc gia mạnh hơn. Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của mỗi quốc gia cũng bị ảnh hưởng, theo hướng tốt hơn hoặc tệ hơn, bởi những bước phát triển kinh tế ở các quốc gia còn lại. Chẳng hạn như các công ty ô tô của Đức chuyên sản xuất cho các thị trường nước ngoài sẽ “vớ bở” khi ngành du lịch ở Hy Lạp và Ý suy yếu.

Trong kinh tế học, có một hiện tượng được gọi là “căn bệnh Hà Lan”. Trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, Hà Lan thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên kèm theo đó là tỉ giá hối đoái tăng và gây tổn hại cho các công ty xuất khẩu. Điều tương tự đang xảy ra ở châu Âu.

Nếu Pháp vẫn dùng đồng franc, nếu Đức vẫn xài đồng mark, và nếu có... nhiều cái “nếu” khác, thì những câu chuyện tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia nào đó trong eurozone chỉ có thể ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái của quốc gia đó. Những thay đổi nhỏ có lẽ cũng sẽ không có tác động lớn như hiện tại. Giao dịch giữa các quốc gia trong eurozone sẽ là ngoại thương thay vì nội thương như hiện tại. Càng thêm thành viên vào eurozone thì “ngoại thương” càng bị thu hẹp. Thêm vào đó, với 19 quốc gia dùng chung đồng euro thì chắc chắn cần phải có những động thái lớn hơn về tiền tệ để tác động đến mỗi quốc gia riêng rẽ, vì cơ chế điều chỉnh chung đã không còn hiệu quả cho cả 19 đất nước.

Tình hình ở eurozone cũng ảnh hưởng đến cả các công dân Mỹ. Các nhà xuất khẩu Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia đang sản xuất, bán hàng hóa và thu về lợi nhuận từ nhiều thị trường nước ngoài, đang bị ảnh hưởng bởi những gì đang diễn ra ở eurozone.

Tất nhiên, cũng không phải trong nền kinh tế Mỹ không có những tác động lan tỏa. Cuộc cách mạng dầu đá phiến chủ yếu ở hai bang Texas và Bắc Dakota đã khiến giá dầu thế giới rơi tự do. Nếu hai bang này có đồng tiền riêng, ảnh hưởng lên thị trường bên ngoài (các bang khác hoặc nước khác) sẽ "dịu nhẹ" hơn so với bây giờ.

Lê Thanh Hải

CTV Thanh Hải

Forbes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên