MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai PPP tại Davos

19-01-2014 - 08:13 AM | Tài chính quốc tế

Việt Nam là một ví dụ rất thành công của mô hình PPP và Bộ trưởng Cao Đức Phát sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp của khu vực.

Từ ngày 22 đến 25/1 tới, hội nghị thường niên lần thứ 44 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ. Với các đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau, bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu kinh tế, diễn đàn là nơi để thảo luận về các vấn đề của kinh tế thế giới cũng như đưa ra những giải pháp và hướng đi mới.

Trước thềm Davos, hãy cùng tìm hiểu thêm về những hoạt động của đoàn Việt Nam tại sự kiện này. Bài viết này nói tóm lược chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với WEF, cũng như hoạt động của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Davos.

Có mặt trong đoàn Việt Nam tham dự sự kiện này là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát. Kể từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp cùng với WEF đã phối hợp để triển khai Sáng kiến Tầm nhìn mới cho ngành nông nghiệp. Khởi đầu tại Việt Nam, cho tới nay sáng kiến này đã được thực hiện trong 3 nước của châu Á là Việt Nam, Indonesia và Myanmar. 

Đáng chú ý, hội nghị lần thứ 44 sẽ là một cột mốc quan trọng trong quá trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp Việt Nam và WEF. Với sự đồng ý và hỗ trợ của ASEAN Secretariat, WEF sẽ đưa sáng kiến này lên tầm khu vực voi tên “Grow Asia” và công bố chính thức tại Davos tới. 

Việt Nam là một ví dụ rất thành công của mô hình PPP (mô hình đầu tư hợp tác công - tư), Bộ trưởng Phát sẽ tham dự panel để chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp của khu vực.

Quay trở lại thời điểm cách đây hơn 3 năm, Việt Nam tiếp xúc với các sáng kiến trong “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á họp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Có 13 công ty đa quốc gia đã tham dự hội nghị cùng với Bộ trưởng Cao Đức Phát, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. 

Kết quả là sự ra đời của Ủy ban chuyên trách Việt Nam (Vietnam Task Force) với sự tham gia của hơn 50 tổ chức, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 17 công ty toàn cầu và 4 công ty Việt Nam cùng một số thành phần khác.

Nhóm này tập trung vào 5 loại hàng hóa ưu tiên (thủy sản, cà phê, chè, khoai tây, ngô/đậu tương). Mục tiêu chính là đẩy mạnh sản xuất bền vững, đào tạo người nông dân và tài trợ cho nông nghiệp. 

Đoạn phim ngắn dưới đây giúp hiểu rõ hơn về sáng kiến "Tầm nhìn mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam:

Nguồn: World Economic Forum

Tính đến nay, dự án đã đạt được một số thành quả như: 

•     Nhóm cà phê giúp tăng sản lượng 10%, giảm lượng nước tiêu thụ 14% và giảm lượng rác thải 54%. Dự án được triển khai ở 75 vùng canh tác tại 4 tỉnh.  
•     Nhóm chè giúp nâng sản lượng chè chất lượng cao xuất khẩu lên 10.000 mét tấn.  
•     Nhóm thủy sản giúp gia tăng 20% khối lượng thu mua thủy sản có chứng nhận đánh bắt bởi các ngư dân được huấn luyện.
•     Chính phủ Việt Nam cũng dã củng cố chính sách và thể chế nhằm hỗ trợ cho mô hình hợp tác công – tư (PPP). 
•     Tính đến nay, các nhóm trên đã tiếp cận và làm việc với hơn 5.000 hộ nông dân quy mô nhỏ. 

Thu Hương

cucpth

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên