MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ khủng bố ở Pháp: Bề ngoài tinh vi, thực tế lại nghiệp dư

23-11-2015 - 21:24 PM | Tài chính quốc tế

Khi những vụ khủng bố lớn diễn ra, nỗi sợ hãi khiến nhiều người tin rằng những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch một cách tinh vi và được đào tạo kỹ năng bài bản.

Khi những vụ khủng bố lớn diễn ra, nỗi sợ hãi khiến nhiều người tin rằng những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch một cách tinh vi và được đào tạo kỹ năng bài bản.

Tuy nhiên, đây là những nhận định sai lầm. Trong xã hội phương Tây vốn cởi mở và tự do, hung thủ không cần bất kỳ kỹ năng đặc biệt hay lên kế hoạch chi tiết để sát hại nhiều người. Hắn chỉ cần có khuynh hướng cực đoan và sẵn sàng chết vì lý tưởng mà hắn cho là cao đẹp.

Vụ khủng bố ở Paris là ví dụ điển hình. Mặc dù cuộc tấn công này cần một chút tổ chức để có thể chia thành nhiều nhóm và tấn công cùng lúc, nhưng việc này không hề khó khăn. Số người thiệt mạng ở Paris là rất lớn, tuy nhiên với số tay súng tham gia, đây là con số thương vong thấp hơn bình thường.

Cụ thể, một nhóm tấn công đã tiếp cận một sân vận động khi đó có hàng ngàn người đang xem bóng đá, nhưng chúng chỉ có thể giết được 1 người rồi tự sát. Còn tại những khu vực đông đúc như các quán cà phê hay nhà hát, việc xả súng giết hại nhiều người không cần nhiều kỹ năng phức tạp, đặc biệt là khi những tay súng đều đã chấp nhận cái chết sau khi gây án.

Ông Jack Shafer thuộc tạp chí Politico của Mỹ, người đã chỉ trích truyền thông khi đã gọi Abdelhamid Abaaoud là “kẻ chủ mưu”, nói rằng những vụ khủng bố bất thành trước đó mà Abaaoud được cho là đã lên kế hoạch “có độ khó chỉ ngang bằng việc đặt bánh pizza”.Ông Shafer cũng cho biết, vụ khủng bố liên hoàn ở Paris có số người thiệt mạng với mỗi tay súng ít hơn vụ thảm sát ở Trường tiểu học Sandy Hook do một hung thủ thực hiện.

Trong lúc các chính sách đối với Syria của Mỹ vẫn còn gây tranh cãi, có hai quan niệm sai lầm mà chúng ta cần phải loại bỏ. Thứ nhất là một tên khủng bố có kỹ năng thường được hỗ trợ và huấn luyện bởi một tổ chức đang kiểm soát một khu vực rộng lớn ở nước ngoài. Thứ hai là thiệt hại về người lớn đồng nghĩa với việc những tay súng này được huấn luyện bài bản. Thực tế, một trong những cách ngăn chặn những vụ khủng bố do IS xúi giực đó là chính phủ cần phải trao cho những thanh niên trẻ bất cần đời một lý do để sống, qua đó họ sẽ không rơi vào vòng tay của các tổ chức cực đoan.

Sự tồn tại của IS có ảnh hưởng đến chính trị và sự ổn định của vùng Trung Đông, bởi IS có thể gây dựng tầm ảnh hưởng của mình đối với những phần tử vốn đã theo đuổi chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, qua đó điều động chúng để tiến hành hoạt động phá hoại. Điều đó không có nghĩa rằng IS có thể đào tạo được những chiến binh giỏi, và những vụ khủng bố như ở Paris có thể tiến hành bởi bất kỳ phần tử vũ trang nào.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo Anh Tuấn (lược dịch)

Infonet

Trở lên trên