MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WSJ nói về sự trỗi dậy của nền kinh tế xe máy Việt Nam

03-03-2011 - 15:26 PM | Tài chính quốc tế

Người Việt Nam đang lái xe đến con đường trở thành một nền kinh tế lớn trên những chiếc xe máy.

Cách đây nửa tháng, trên màn hình tivi tại khách sạn của Singapore tràn ngập hình ảnh kinh khủng của trận động đất tại New Zealand. 1 tuần sau đó, tại Sài Gòn, thông tin về trận động đất đã nhường chỗ cho hình ảnh của các cuộc biểu tình tại Libya. Như vậy, trên phạm vi toàn cầu, cả thế giới đang cùng theo dõi thảm họa và sự kiện giống nhau.

Thế nhưng sự quan tâm đến vấn đề tại Libya của người Việt Nam không giống như người Mỹ. Tại Việt Nam, nước có dân số tới 89 triệu dân, số dân đông thứ 13 trên thế giới, một lo lắng lớn của họ là liệu sức mạnh kinh tế có bị cản trở bởi việc tiền đồng hạ giá.

Không nên quá quan tâm đến điều đó. Sài Gòn hiện nay thật đông đúc. Một nữ phục vụ bàn tại nhà hàng ở Sài Gòn nói: “Chẳng có chỗ nào để đi bộ trên vỉa hè. Đường phố chật xe.” Sài Gòn được miêu tả như thành phố với 9 triệu dân và 30 triệu chiếc xe máy. Sài Gòn có cả một biển xe máy. Hãy tưởng tượng một đất nước mà tất cả dân nước đó lái xe Honda hay Yamaha 100 phân khối. Bạn không thể tưởng tượng ra trừ khi bạn nhìn thấy tận mắt.

Ngay khi ra khỏi sân bay, người ta sẽ bị choáng ngợp bởi dòng xe máy bất tận. Trên khắp các con phố nơi đây, từ đầu phố đến cuối phố, từ sáng đến đêm, luôn có một ai đó, mặt đeo khẩu trang ngăn khói, bụi, lái xe máy với tốc độ khoảng 35 kilomet/giờ, thường với một đứa trẻ ngồi trước.

Trên các đường phố của Sài Gòn, khá nhiều xe ô tô và xe tải đang đi lại, trông chúng giống như những con cá mập được vây quanh bởi hàng loạt con cá khác.

Tôi không đến Việt Nam chỉ để nhìn xe máy (dù một ai đó có thể làm như vậy). Tôi đến để nhìn sự trỗi dậy của Việt Nam, nơi Intel đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất chip bên khu công nghệ cao ngoại ô thành phố. Trong 5 năm tới, Intel hy vọng tuyển 5 nghìn nhân viên. Trong một lần ăn phở gà, tôi nói chuyện với 6 người Việt Nam. Phản ứng tự nhiên, tôi hỏi về những chiếc xe máy.

Cô Nguyen Thi Bich Lan, người có bằng thạc sỹ về công nghệ và kỹ thuật tại đại học Michigan – Mỹ, nói: “Chúng tôi hiện nay có văn hóa xe máy. Tôi không thể đợi đến lúc về nhà để lái xe.”

Daniel Henninger giải thích rằng người Việt Nam đang lái xe trên con đường trở thành nền kinh tế lớn trên hàng triệu chiếc xe máy.

Lái xe đi đâu? Cô Do Hoang Tram, một quản lý trong lĩnh vực vận tải, cho biết: “Chúng tôi gặp gỡ bạn bè. Chúng tôi đi khắp phố kiếm một tiệm cà phê và một nhà hàng ăn ngon.”

Nhóm người trẻ tôi gặp thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam, thường ở độ tuổi 20 hoặc 30, đang làm việc cho một công ty công nghệ hàng tiêu dùng. 2 người học từ nước ngoài về. Tất cả họ đều nói tiếng Anh với sự tự tin đến mức nếu họ đang ngồi tại một tiệm cà phê nào đó ở New York, người khác hẳn sẽ nghĩ họ đã ở đây nhiều năm.

Sài Gòn, thành phố đã thay đổi hoàn toàn so với cách đây 36 năm, hiện là một nơi luôn cởi mở với thay đổi trên thế giới. Cái gì đó hơn cả tiền đang tồn tại ở thành phố này.

Chúng tôi nói chuyện về vấn đề y tế. Hệ thống y tế tại Sài Gòn hiện là hệ thống công thế nhưng còn rất nhiều khách sạn và phòng khám tư. Chúng tôi nói chuyện về các bộ phim Mỹ. Anh Lam Binh Thanh, một quản lý cao cấp, nói: “Chúng tôi có tất cả các thứ đó ở đây.”

Nhóm 6 người trẻ mà tôi nói chuyện đại diện cho phần quan trọng nhất của câu chuyện về Việt Nam ngày nay. Nếu rời nhà máy tiên tiến của Intel đi đến khu vực đồng bằng sông Mêkông, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cửa hàng bán đồ ăn và nhiều căn nhà tồi tàn. Hãy nhìn chúng khi bạn còn có thể.

Indochina Capital, tổ chức đầu tư trụ sở tại Việt Nam, trong tuần đã công bố báo cáo dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới tính theo tổng GDP trên căn cứ ngang giá sức mua, cao hơn Canada, Ý, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.

Hôm qua, Nokia công bố sẽ xây nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Hà Nội và tiếp tục tính đến khả năng đầu tư thêm. Indochina Capital dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam từ nay đến năm 2025 đạt khoảng 7%.

Những người Mỹ, không phải mọi chuyện đã mất. Kỹ sư làm việc tại nhà máy của Intel phần lớn có bằng thạc sỹ hoặc bằng hướng nghiệp. Để mở nhà máy tại bang Oregon hay Arizona, Intel cần những người công nhân mang cặp lồng ăn trưa có bằng tiến sỹ - nếu Intel có thể tìm thấy họ ở Mỹ.

Hàng triệu người Việt Nam, trong dòng xe máy dài vô tận đi về phía trước, dường như biết họ muốn đi đâu. Còn chúng ta thì sao?

Vũ Tuấn
Theo WSJ


ngocdiep

Trở lên trên