MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Hà Nội - Sài Gòn lọt top 6 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới?

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đường bay giữa hai thành phố lớn của Việt Nam cũng đứng thứ 5 về số lượng chuyến bay ngắn trong năm 2019.

Công ty OAG - một công ty điều tra du lịch hàng không của Anh vừa công bố bảng xếp hạng những đường bay bận rộn nhất năm 2019. 

Đối với các tuyến nội địa, dưới đây là bảng xếp hạng của những đường bay bận rộn nhất trên thế giới. 

Tại sao Hà Nội - Sài Gòn lọt top 6 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới? - Ảnh 1.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong năm 2018, doanh thu từ ngành du lịch đạt 41.000 tỷ VND (tương đương 1,77 tỷ USD), và tăng 14,1% so với năm 2017. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước cùng với lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh đã góp phần tăng doanh thu cho hoạt động du lịch lữ hành. Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Hải Phòng tăng 21,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,8%; Bình Định tăng 16,2%; Kiên Giang tăng 14,8%; Quảng Bình tăng 11,1%; Khánh Hòa tăng 8,8%; Hà Nội tăng 7,9%.

Có thể thấy, ngành du lịch và dịch vụ lữ hành đang đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là phát triển thị trường hàng không. 

Báo cáo của OAG cho biết, đường bay Hà Nội - Sài Gòn có tất cả 39.291 chuyến bay trong năm 2018, đứng thứ 6 trên thế giới trong bảng xếp hạng chuyến bay nội địa. Tính trung bình, đường bay này thực hiện 108 chuyến bay một ngày. Hà Nội - Sài Gòn chỉ xếp sau 5 đường bay nội địa khác là: Seoul - Jeju (Hàn Quốc), New Delhi - Mumbai (Ấn Độ), Sydney - Melbourne (Australia), Sao Paolo - Rio De Janeiro (Brazil) và Haneda (Tokyo) - Fukyoka (Nhật Bản).

Về chuyến bay ngắn trên toàn cầu, Hà Nội - Sài Gòn đứng thứ 6 thế giới...

Tại sao Hà Nội - Sài Gòn lọt top 6 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới? - Ảnh 2.

và thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tại sao Hà Nội - Sài Gòn lọt top 6 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới? - Ảnh 3.

Ngân hàng Thế giới ước tính, trong giai đoạn 2016-2021, hàng không Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% trong khi trung bình ASEAN là 6,1%. Báo cáo của World Bank cũng dự báo mức tăng trưởng hàng không Việt Nam trong giai đoạn 2016-2026 thậm chí sẽ còn cao hơn, lên đến 20%, đây là một con số đáng mơ ước của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của OAG về đường bay này không chỉ phản ánh nhu cầu đi lại nội địa và tăng trưởng kinh tế, kinh doanh Việt Nam mà còn cho thấy sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng như khả năng du lịch trong nước và quốc tế của người Việt.

Báo cáo OAG cũng giải thích, đường bay Hà Nội - Sài Gòn có tỷ lệ máy bay thân rộng hoạt động trên tuyến cao hơn mức trung bình. Mà máy bay thân rộng chủ yếu được sử dụng trong các chuyến bay đường dài hoặc bay quốc tế. Từ đó có thể thấy đường bay Hà Nội - Sài Gòn có tần suất bay dày đặc, ngoài nguyên do đến từ mục đích đi lại trong nước thì còn là vì sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều đường bay thẳng đi quốc tế hơn sân bay Nội Bài, nên hành khách từ Hà Nội đi quốc tế trong một số trường hợp phải quá cảnh ở Sài Gòn. 

Thái Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên