MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao lợi ích ròng từ chiến tranh thương mại không quá lớn cho Việt Nam?

Nếu tất cả các kịch bản xấu xảy ra, Việt Nam có nguy cơ mất lợi thế quan trọng nhất: chi phí thấp đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo một nghiên cứu công bố vào ngày 13/8/2019 của Ngân hàng Lombard Odier (Thụy Sĩ), kể từ tháng 3 năm 2018, khi Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với nhập khẩu thép, căng thẳng và thuế quan Mỹ-Trung đã liên tục leo thang, làm chậm tăng trưởng toàn cầu.

Thị trường ngày càng căng thẳng vào cuối năm 2018. Tweet ngày 1/8/2019 của Tổng thống Trump đề xuất mức thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD còn lại của thị trường nhập khẩu Trung Quốc. Phản ứng của Trung Quốc là phá giá đồng CNY.

Các chỉ số tăng trưởng quan trọng toàn cầu đã chậm lại kể từ năm 2018, tuy nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì tương đối tốt, châu Âu đang khá chật vật và Trung Quốc suy giảm đáng kể. Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại từ 6,8% trong quý I/2018 xuống còn 6,2% trong quý II/ 2019, với sự suy giảm của thị trường tài chính, tiền tệ và tín dụng.

Quá trình dịch chuyển sản xuất không chỉ xuất hiện ở lĩnh vực sản xuất cấp thấp, mà ngay cả các công ty hàng tiêu dùng và công nghệ cao Trung Quốc sang các nước láng giềng cũng đã tăng tốc. Báo cáo dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại tới 6.0% vào năm 2020. Tuy nhiên, các nhà chức trách có thể đẩy mạnh các biện pháp ổn định tăng trưởng. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần cái nhìn dài hạn hơn.

Tại sao lợi ích ròng từ chiến tranh thương mại không quá lớn cho Việt Nam? - Ảnh 1.

Báo cáo đánh giá, Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan đã được hưởng lợi từ việc thay thế xuất khẩu sang Mỹ, và việc chuyển hướng đầu tư khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. Tuy nhiên, xuất khẩu cao hơn của Hoa Kỳ đã được bù đắp phần lớn bằng cách xuất khẩu nguyên liệu đầu vào thấp hơn sang Trung Quốc, dẫn đến lợi nhuận ròng thấp. Cả ba nền kinh tế đều chậm lại trong quý I/2019.

Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ chi phí kinh doanh tăng cao. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, một số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tập trung chắc chắn làm giảm giá hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào, như vậy, nhập siêu vẫn là khó tránh khỏi đối với Việt Nam. 

Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng tiền lương khi các nhà máy phải tranh giành công nhân. "Nếu tất cả các kịch bản xấu xảy ra, Việt Nam có nguy cơ mất lợi thế quan trọng nhất: chi phí thấp đối với các nhà đầu tư nước ngoài" - báo cáo cho biết.

Hơn nữa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khủng lên tới 18,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019 - cũng sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương hơn từ vốn nước ngoài, làm tăng sự biến động của nền kinh tế Việt Nam khi vốn nước ngoài xâm nhập và rời khỏi thị trường dựa trên tâm lý thị trường của các nhà đầu tư. 

Nền kinh tế Việt Nam sẽ có những rủi ro về chi phí gia tăng, lực lượng lao động kém cạnh tranh, liên kết chuỗi cung ứng yếu hơn,...

"Với mức độ phụ thuộc bên ngoài cao như vậy, dự kiến ​​các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ có tác động rất nhanh và mạnh" - ông Stéphane Monier - Giám đốc đầu tư Ngân hàng Lombard Odier nhận xét.

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên