MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng 16.700% sau 50 năm, đây là chỉ số tăng mạnh nhất thế giới

24-11-2019 - 08:50 AM | Tài chính quốc tế

Không chỉ là "tấm gương" phản chiếu nền kinh tế Hồng Kông kể từ khi ra đời năm 1969, chỉ số Hang Seng Index còn là chỉ báo đáng tin cậy về sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.

Hôm nay (24/11) là tròn 50 năm kể từ khi chỉ số Hang Seng Index chính thức ra mắt. Ra đời 2 năm sau khi thành phố trải qua biến động chính trị quan trọng nhất trong lịch sử, từ đó đến nay Hang Seng được coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự trỗi dậy của Hồng Kông cũng như sức mạnh của nền kinh tế này trước không ít các cuộc khủng hoảng, mà mới đây nhất là đợt biểu tình đã kéo dài hơn 5 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, kể từ năm 1969 đến nay, Hang Seng đã tăng trưởng khoảng 16.700%. Trong quãng thời gian đó từ chỗ chủ yếu bao gồm các công ty địa phương, giờ đây các công ty đại lục đã đóng góp hơn một nửa giá trị vốn hóa của chỉ số.

Do đó, như Jackson Wong, giám đốc của quỹ Amber Hill Capital, Hang Seng cũng đã trở thành chỉ báo cho kinh tế Trung Quốc chứ không còn đơn thuần chỉ phản ánh kinh tế Hồng Kông như trước.

Tháng 8/ 1992, tiền thân của công ty trách nhiệm hữu hạn CITIC trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên gia nhập chỉ số Hang Seng. Ngày nay, phần lớn các công ty trong chỉ số có doanh thu chủ yếu đến từ đại lục.

Mức độ tương quan giữa Hang Seng Index và Shanghai Composite Index đang ở quanh mức cao kỷ lục, theo Bloomberg. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, hai công ty có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất là Tencent và China Mobile cũng là hai cái tên đóng góp nhiều nhất cho đà tăng.

Arthur Kwong, trưởng bộ phận chứng khoán châu Á Thái Bình Dương tại BNP Paribas Asset Management, cho rằng chỉ số Hang Seng sẽ cần phải tiếp tục thích nghi, và bổ sung thêm nhiều cổ phiếu vốn hóa tầm trung của đại lục sẽ giúp chỉ số có thể cạnh tranh với các đối thủ như MSCI và FTSE Russell. Các cổ phi?u vốn hóa lớn vẫn có tiềm năng nhưng đã bão hòa, trong khi nhóm vốn hóa trung bình có nhiều cơ hội tăng trưởng.

Hiện các cổ phiếu tài chính chiếm khoảng một nửa tổng vốn hóa của chỉ số, so với mức trung bình 19% của cá chỉ số châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục. Theo công ty chủ quản, điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Chỉ số Hang Seng cũng có thể bao gồm các cổ phiếu có nhiều lựa chọn về quyền biểu quyết, tgws mà các công ty công nghệ rất ưa chuộng và là điểm khác biệt khiến Hồng Kông để tuột mất vụ IPO của Alibaba vào tay New York năm 2014.

Tập đoàn Alibaba đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông ngay trong năm nay, với vụ ra mắt có quy mô 11 tỷ USD. Theo chuyên gia phân tích Steven lam của Bloomberg Intelligence, vụ này có thể khiến cơ cấu của chỉ số biến động mạnh vì làm giảm đáng kể tỷ trọng của 2 tập đoàn tài chính AIA và HSBC.

Trong những cuộc khủng hoảng như khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, căng thẳng giữa Trung Quốc và Anh về việc trao trả thành phố những năm 1980 hay khủng hoảng tài chính năm 1997 và 2008, chỉ số Hang Seng đều đã rung lắc nhưng cuối cùng vẫn tỏ ra vững vàng. Ở thời điểm hiện tại, thị trường tài chính Hồng Kông đang chịu sức ép lớn từ 5 tháng biểu tình khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái và cả những căng thẳng từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

Thu Hương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên