MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tập đoàn Cao su (GVR): 6 tháng lãi sau thuế 1.059 tỷ đồng, tăng 15,7% cùng kỳ năm trước

Năm 2019 Tập đoàn đặt kế hoạch 24.224 tỷ đồng doanh thu và 4.150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, như vậy sau 6 tháng tập đoàn mới hoàn thành 25,5% kế hoạch năm.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng 2019. Theo đó doanh thu quý này đạt 4.200 tỷ, lũy kế 6 tháng đạt 7.616 tỷ, tăng 8,5% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý này của GVR đạt 863 tỷ, lũy kế 6 tháng đạt 1.272 tỷ, xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế đạt 744 tỷ, lũy kế 6 tháng đạt 1.059 tỷ, tăng 15,7% cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn Cao su (GVR): 6 tháng lãi sau thuế 1.059 tỷ đồng, tăng 15,7% cùng kỳ năm trước - Ảnh 1.

Năm 2019 Tập đoàn đặt kế hoạch 24.224 tỷ đồng doanh thu và 4.150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, như vậy sau 6 tháng tập đoàn mới hoàn thành 25,5% kế hoạch năm.

Tổng tài sản của Tập đoàn hiện ở mức 76.058 tỷ đồng, vay nợ hơn 12.500 tỷ. Hiện nay GVR đang quản lý 407.800ha diện tích cao su trong đó một nửa là diện tích cao su kinh doanh. Hiện công ty có 106 công ty con và 20 công ty liên doanh liên kết với tổng giá trị đầu tư hơn 37.200 tỷ đồng. GVR hiện đang "mắc kẹt" 942 tỷ tại công ty Tài chính cao su.

Trong lĩnh vực chế biến mủ cao su, GVR chiếm hơn 35% sản lượng của Việt Nam, có ưu thế về quy mô trong đàm phán tiêu thụ.

Tập đoàn Cao su (GVR): 6 tháng lãi sau thuế 1.059 tỷ đồng, tăng 15,7% cùng kỳ năm trước - Ảnh 2.

Giá cao su đã hồi phục đáng kể từ tháng 11/2018

GVR có thế mạnh về phát triển trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ, với diện tích cao su thanh lý bình quân hơn 10.000 ha/năm, GVR hiện có 13 nhà máy chế biến các sản phẩm gỗ như ván MDF, gỗ ghép, gỗ tinh chế, cao su, trong đó gỗ ghép tấm chiếm 60% nguồn cung thị trường, ván MDF chiếm 50% thị phần trong nước. Mỗi năm tập đoàn có thể cung cấp ra thị trường gần 1 triệu m3 gỗ nhân tạo thành phẩm cao cấp.

Trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, hiện nay GVR đang quản lý 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000 ha. đất thương phẩm cho thuê gần 4.400 hecta được thực hiện trên quỹ đất trồng cao su chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương, các khu công nghiệp của VRG có quy mô lớn, giá đền bù thấp, nền đất cao nên chi phí đầu tư thấp, phần lớn nằm ở khu kinh tế trọng điểm phía nam, giá cho thuê tăng theo làn sóng đầu tư nước ngoài ở khu vực tăng. Đây là lợi thế rất lớn để Tập đoàn tập trung phát triển.

Là lĩnh vực có nhiều lợi thế với biên lợi nhuận cao, Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 các khu công nghiệp đã có như Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Tân Bình ở Bình Dương, các khu công nghiệp đã cho thuê hết đất ở Đồng Nai, Bình Phước phù hợp với quy hoạch của địa phương. Phát triển các khu dân cư, khu dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp để bảo đảm phát triển bền vững và tăng khả năng thu hút đầu tư.

Tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua, ông Huỳnh Văn Bảo, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc chia sẻ tập đoàn đang triển khai bàn giao cho địa phương khoảng 350 ha để thực hiện dự án tái định cư của sân bay Long Thành và tiếp tục bàn giao trong năm 2019 và 2020 với diện tích 2.100 ha. Đất dự án sân bay Long Thành có giá đền bù khoảng 600 triệu đồng/ha đối với cây cao su, tiến độ bàn giao hoàn chỉnh trước tháng 10/2020.

Tập đoàn Cao su (GVR): 6 tháng lãi sau thuế 1.059 tỷ đồng, tăng 15,7% cùng kỳ năm trước - Ảnh 3.

Diễn biến giá cổ phiếu GVR


Phương Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên