MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảo Cầm Viên - “Lá phổi xanh” của Tp HCM cầm hơn 40 tỷ tiền nhàn rỗi dù lợi nhuận chỉ vài trăm triệu mỗi năm

24-06-2017 - 18:16 PM | Doanh nghiệp

Mặc dù doanh thu đạt từ Thảo Cầm Viên Tp HCM đạt từ 65 – 90 tỷ mỗi năm nhưng với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, lợi nhuận của công viên này chỉ đạt vài trăm triệu đồng.

Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên được xem như một chứng nhân của lịch sử của TP HCM. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Ngoài những giá trị mang tính tinh thần thì Thảo Cẩm Viên cũng là một trong những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực công ích tại Tp HCM.

Năm 2016 - năm thứ 2 Thảo Cẩm Viên tự chủ về nguồn lực tài chính của mình, “lá phổi xanh” của Tp HCM đạt gần 87 tỷ đồng doanh thu và hơn 900 triệu đồng lợi nhuận trước thuế. So với năm trước, mặc dù doanh thu của công viên này giảm gần 5% nhưng lợi nhuận tăng hơn gấp đôi. Kết quả này cũng tăng mạnh so với thời điểm công ty vẫn còn phụ thuộc vào Ủy ban Nhân dân Tp HCM, trước đó năm 2014 Thảo Cẩm Viên báo lỗ gần 34,5 tỷ đồng.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích của thành phố, doanh thu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích trong năm là nguồn thu chính của Thảo Cầm Viên, tỷ lệ này đạt từ 88 – 96% trong 2 năm gần đây. Năm 2016, doanh thu công ích đạt hơn 66 tỷ đồng.

Tình đến cuối năm 2016, Thảo Cầm Viên có tổng tài sản hơn 700 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản cố định và xây dựng dở dang dài hạn.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày cuối tháng 3/1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Người có công xây dựng nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Đô đốc Toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière, với tham vọng dùng nơi này để nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương.

Theo lệnh của Đô đốc, ông Louis Adolphe Germain – một thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20ha.

Từ năm 1869, Thảo Cầm Viên Sài Gòn mở cửa thường trực cho công chúng vào xem. Tại thời điểm đó, công viên có 509 loài động vật, trong đó có 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò sát.

Nhưng đến nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã trở thành một trong những vườn thú lớn nhất nước với hơn 1.000 cá thể động vật thuộc 125 loài; hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích 17ha, chia ra làm nhiều khu: khu nuôi động vật, khu suối mơ (bonsai cây cảnh) và nhà lan, khu vui chơi…

Bảo Bối

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên