MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt "đồ sộ" và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết

16-06-2019 - 09:53 AM | Sống

Xét riêng về các món ăn dạng sợi, Việt Nam là một trong những nước có nhiều "chủng loại" nhất đấy.

Nếu phải kể về các món sợi của Việt Nam thì e rằng kể đến ngày mai cũng chưa chắc hết. Từ nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, hương vị và kết cấu, Việt Nam có không biết bao nhiêu những món sợi khác nhau. Thậm chí, cùng là một loại nhưng ở làng xã khác lại có vị khác, ở vùng khác lại mang đặc trưng khác.

Nói không ngoa, Việt Nam có lẽ là một trong số những quốc gia có nhiều món ăn dạng sợi nhất, ai thấy không tin thì hãy cho họ xem ngay danh sách sau đây nhé!

Phở

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 1.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 2.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 3.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 4.

Món sợi nổi tiếng nhất phải nhắc đến chắc chắn là phở rồi. Hình ảnh bánh phở trắng, mềm mại, dai dai làm từ bột gạo đã tạo nên thương hiệu món ăn Việt độc nhất vô nhị mà toàn thế giới biết đến. Phở có mặt xuyên suốt chiều dài dải đất hình chữ S với nhiều phiên bản vùng miền, từ hàng vỉa hè đến nhà hàng lớn. Phở nằm trong danh sách nhất-định-phải-thử đối với bất kì du khách nào đến Việt Nam lần đầu.

Thậm chí, chỉ mỗi món phở cũng sinh ra biết bao phiên bản độc đáo từ phở bò, phở gà đến phở xào, phở cuốn…

Miến

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 5.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 6.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 7.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 8.

Miến là thực phẩm dạng sợi khô, được làm từ bột gạo, bột dong, bột đậu xanh hoặc bột sắn. Việt Nam ta có nhiều chủng loại miến nhưng hẳn nhiều người từng nghe tới món miến dong trứ danh. Sợi miến làm từ bột dong thường dai, trong và đặc biệt là ít trương, nở khi ăn. Miến có tính ứng dụng cao và được người Việt Nam tận dụng để chế tạo ra nhiều phiên bản khác nhau như miến ngan, miến cua, miến lươn, miến xào… đôi khi cũng được làm nhân của các loại nem rán.

Hủ tiếu

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 9.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 10.

Hủ tiếu tuy không có xuất xứ từ Việt Nam (nhiều nguồn cho rằng có nguồn gốc từ người Trung Quốc), nhưng có một điều không thể tranh cãi: hủ tiếu sau khi du nhập về Việt Nam có những phiên bản mang nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nhất là hủ tiếu ở các vùng miền Tây sông nước như hủ tiếu Mỹ Tho, Sa Đéc…

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 11.

Món hủ tiếu miền Tây sông nước làm mê mẩn đầu bếp Gordon Ramsay.

Bằng chứng là món hủ tiếu trên chợ nổi Cái Răng đã từng được đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay đánh giá cao đến mức đưa lên làm "đề bài" trong chương trình Master Chef. Hương vị hủ tiếu Việt Nam đặc trưng đến mức nhiều thí sinh đã gặp khó khăn trong việc tái tạo lại, nhiều người còn thú nhận rằng họ không biết phải bắt đầu từ đâu.

Bún

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 12.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 13.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 14.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 15.

À, bún, một từ thân thương đối với mọi người con đất Việt. Chẳng kém với phở, bún nổi tiếng và có mặt ở khắp nơi trên đất nước, thậm chí còn "xôm" hơn với nhiều phiên bản độc đáo và nổi tiếng. Về cơ bản, người ta thường quen thuộc với món bún có sợi tròn, mềm, được dùng trong các món như bún riêu, bún cá, bún ốc… bên cạnh đó, còn có các phiên bản bún trộn phổ biến như bún thịt xào, bún thịt nướng… hoặc các món bún khô như bún đậu mắm tôm.

Các loại bún khác nhau theo từng vùng, nổi tiếng có bún Mạch Tràng hơn 2000 năm tuổi từng được dùng để tiến vua An Dương Vương, hoặc món bún bò Huế với sợi to hơn bún bình thường.

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 16.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 17.

Mì Quảng (trái) và cao lầu (phải).

Mì không phải là món duy nhất ở Việt Nam mới có, nhất là các món mì trứng, mì ăn liền… tuy nhiên Việt Nam cũng có những phiên bản mì độc đáo, ví dụ như mì Quảng và cao lầu. Mì Quảng được làm bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng miếng bánh mỏng, trong khi cao lầu được cho là có cấu tạo gần giống với mì udon của Nhật Bản. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người thường xếp cao lầu như một loại mì, tuy nhiên người dân ở Hội An (nơi xuất xứ của cao lầu) thường gọi những sợi này là "bánh" chứ không gọi là mì. Bánh cao lầu có điểm độc đáo là được ngâm chung với tro. Bánh cao lầu truyền thống xưa còn nhất định phải được ngâm với tro đốt từ cây ở Cù Lao Chàm mới gọi là "đúng vị".

Bánh canh

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 18.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 19.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 20.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 21.

Thật khó để định nghĩa bánh canh, khi mà sợi bánh có thể được làm từ đủ loại nguyên liệu như bột gạo, bột năng, bột mì, bột sắn hoặc sự pha trộn giữa các loại bột trên theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Có nhiều kiểu ăn bánh canh như bánh canh giò heo, bánh canh cá lóc, bánh canh tôm thịt… Một số nơi ăn bánh canh chung với nui, các tỉnh miền Nam lại có món bánh canh cốt dừa rất đặc biệt.

Bánh đa

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 22.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 23.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 24.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 25.

Nhắc đến bánh đa, có lẽ chính người Việt cũng sẽ hơi "mông lung" do cái tên này dùng để chỉ cả một loại bánh tráng nướng giòn, có mè đen và một loại bánh sợi màu nâu được cán mỏng, ăn cùng nước dùng có riêu cua ở Hải Phòng. Bánh đa cua Hải Phòng là một món dạng sợi rất nổi tiếng và là đặc sản được du khách "săn lùng".

Bánh tằm

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 26.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 27.

Thoạt nhìn, bánh tằm trông có vẻ giống với bánh canh nhưng thực ra lại rất khác đấy. Bánh tằm làm từ bột gạo tẻ, có hình dạng trắng và hơi ngắn, giống như con tằm nên được gọi là bánh tằm. Bánh tằm là món ăn có xuất xứ ở miền Nam Việt Nam, thường ăn cùng với bì lợn, thính gạo, rau củ, nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt.

Bánh hỏi

Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 28.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 29.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 30.
Thế giới các loại sợi của ẩm thực Việt đồ sộ và đáng tự hào như thế nào, xem đây là biết - Ảnh 31.

Bánh hỏi là một món bánh vô cùng đặc biệt của Việt Nam, với sợi mỏng và nhỏ đến mức không thể tách rời mà phải đan thành miếng. Mỗi sợi bánh hỏi có khi chỉ nhỏ bằng đường kính một chiếc kim. Bánh hỏi thường được ăn cùng với thịt heo quay, mỡ hành và nước mắm chua ngọt. Đây là một món ăn miền Nam phổ biến, thường xuất hiện trong những dịp cưới hỏi.

Tạm kết:

Kể ra "sương sương" như vậy, nhưng chắc chắn một điều là chúng mình vẫn đã bỏ sót không ít những cái tên ở vùng miền, khu vực khác nhau. Tuy nhiên chính điều "khó kể hết" như vậy mới thể hiện được sự phong phú, "đồ sộ" của các món ăn làm từ sợi ở Việt Nam. Bạn đọc nào thấy chúng mình kể sót món nào thì đừng ngại bổ sung nhé!

Theo Quỳnh Đào

Trí thức trẻ

Trở lên trên