MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới sử dụng nhiệt điện than thế nào?

24-12-2018 - 08:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Sau hơn một thập kỷ phát triển bùng nổ chưa từng có, công suất điện than của toàn thế giới đã giảm xuống vào năm 2016, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay phải dừng toàn bộ điện than.

Thay thế điện than và sử dụng bằng những dạng năng lượng tái tạo khác. Tuy nhiên việc sử dụng sao cho hiệu quả và an toàn và phù hợp với phát triển kinh tế của từng quốc gia đó vẫn là điều đáng phải bàn. 

Năng lượng tái tạo tăng nhưng chưa ổn định

Năm 2017, tổng lượng điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới đạt 25,551 triệu tỷ kWh, tăng 3.1% so với năm 2016. Trong đó, tỷ trọng nguồn sản xuất điện từ than đá chiếm 38 %; khí tự nhiên 23%; thủy điện 16%; điện hạt nhân 10%; dầu 4%; năng lượng tái tạo 8% và nguồn khác 1%.

Tại những nước những nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, điện năng sản xuất từ nguồn nhiệt điện than cũng chiếm hơn 30% tổng sản lượng điện.

Điều này càng rõ với những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi,… nguồn điện từ nhiệt điện than chiếm tỷ trọng đến hơn 65% tổng sản lượng điện của đất nước.

Hay với nước Đức, đất nước có GDP đứng thứ 4, nền kinh tế mạnh thứ 6 toàn cầu, dân số 82 triệu người dù tiên phong phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo với những cánh đồng, trang trại điện gió (chiếm 50% công suất lắp đặt toàn hệ thống) nhưng do nguồn này phát không liên tục và ổn định, số giờ vận hành trong năm thấp nên 2018, nguồn năng lượng tái tạo chỉ cung cấp được khoảng 23% sản lượng điện. Còn nhiệt điện than, mặc dù chỉ chiếm 22% công suất lắp đặt nhưng đã sản xuất thực tế đến gần 40% điện năng cho cả nước Đức. Nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện ổn định, tối quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng của nước Đức .

Khu vực Asean ra sao?

Nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn tại khu vực Asean.

Asean là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số cao so với thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng điện rất lớn. Năm 2017, nhiệt điện than chiếm khoảng 40% sản lượng điện của khu vực này. Những nước có có tỷ trọng nhiệt điện than lớn trong khu vực là Malaysia (45%), Indonesia (59%), Việt Nam (40%)...

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thống kê, trong vòng 25 năm qua, nhu cầu năng lượng của Asean tăng hơn 150% do dân số tăng và quy mô nền kinh tế của khu vực tăng gấp 3 lần.

Năm 2018, dân số của Asean khoảng 650 triệu người, dự báo 2040 tăng lên 750 triệu người.

Chưa kể, Asean có khoảng 70 triệu người (chiếm khoảng 13% dân số) chưa tiếp cận điện năng. Thế nên, việc cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy và bền vững là nhu cầu bức thiết.

Theo nhận định của Hiệp hội Than thế giới và Trung tâm Năng lượng Asean, than dự kiến sẽ vượt qua khí tự nhiên vào năm 2030 để trở thành nguồn năng lượng sản xuất điện lớn bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á.

 

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên