MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường cà phê Việt, cơ hội trong tay ai?

04-09-2018 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Nếu trước đây, thị trường cà phê Việt chỉ vài cái tên chi phối thì nay đã có sự tham gia, cạnh tranh ráo riết của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự sôi động của thị trường đang kéo thêm nhiều đơn vị ngoại đạo đổ vốn đầu tư.

Thị trường chi phối bởi 3 cái tên cũ

Với ưu điểm tiện lợi, pha chế dễ dàng mà vẫn đậm hương, cà phê hòa tan hiện nay đã là lựa chọn của không ít người Việt. Không chỉ chiếm được trái tim người tiêu dùng nội, cà phê hòa tan được xem là một món đặc sản không thể thiếu trong danh mục quà tặng của Việt kiều và bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam.

Có lẽ vì thế mà thị trường cà phê hòa tan Việt Nam luôn nóng bỏng. Doanh nghiệp ngành đồ uống - thực phẩm nào cũng muốn giành lấy miếng bánh thị trường.

Theo báo cáo của Euromonitor, trong nhiều năm qua, thị trường này được nắm giữ bởi 3 ông lớn: Nestle với sản phẩm chủ đạo là Nescafe 3 in 1 và 2 in 1, Masan với đại diện Vinacafe và Trung Nguyên với “con cưng” G7. Tổng thị phần 3 cái tên cũ này đang chia nhau chiếm đến hơn 80%.

Trên thị trường xuất khẩu, báo cáo của hãng phân tích và dự báo thông tin kinh tế Focus Economics, cũng cho biết nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới không ngừng tăng, nhất là ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ... Và đây là cơ hội lớn cho Việt Nam, quốc gia có nguồn cà phê Robusta (nguyên liệu để làm cà phê hòa tan) vào loại nhất nhì thế giới.

Chính vì vậy mà thị trường đã không “yên ả”. 3 năm gần đây, một loạt các đối thủ như TNI (King coffee), Ajinomoto (Birdy), PhinDeli liên tục gia nhập thị trường. Song, thực tế đến thời điểm này, các thương hiệu mới vẫn chưa tạo dấu ấn khác biệt so với 3 ông lớn.

Người đến sau nhìn ra cơ hội lớn

Sản lượng cà phê hòa tan dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, khi định hướng của Nhà nước đang đẩy mạnh chế biến sâu, để nâng cao giá trị của hạt cà phê.

Theo Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), cà phê hòa tan đã được Bộ định hướng phát triển mạnh thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2020, có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm phục vụ trực tiếp tiêu dùng. Trong đó, sản lượng rang xay là 50.000 tấn/năm, cà phê hòa tan đạt 255.000 tấn/năm. Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan sẽ tăng lên 350.000 tấn/năm.

Thị trường cà phê Việt, cơ hội trong tay ai? - Ảnh 1.

Cà phê ở nông trường CADA là nguồn nguyên liệu chính cho Nuticafé.

Không chỉ nhu cầu nội địa, xuất khẩu cà phê hòa tan Việt Nam cũng đang có những bước tăng trưởng rất khả quan. Hiện cà phê hòa tan của Việt Nam đã có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo Hiệp hội Cà phê –Ca cao Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trung bình 5,5% mỗi năm trong vòng 15 năm qua. Số liệu năm tài khóa 2016/2017, xuất khẩu cà phê hòa tan đã tăng gấp 3 lần năm trước, đạt mức 1,97 triệu bao.

Dự báo xuất khẩu cà phê hòa tan của nước ta trong niên vụ 2017/2018 sẽ tăng thêm 100.000 bao, đạt 2,1 triệu bao, do các công ty có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang nhận được nguồn vốn đầu tư lớn.

Cơ hội thị trường với “cà phê tiện lợi” đã hấp dẫn NutiFood, doanh nghiệp có thế mạnh với sản phẩm sữa dinh dưỡng. Năm 2017, NutiFood đã khẳng định việc tham gia vào thị trường cà phê bằng đầu tư 1.000 tỷ đồng vào vương quốc cà phê Đắc Lắc, là cổ đông chiến lược của Công ty Cà phê Phước An, một công ty có kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm 12-15 triệu USD, sở hữu 1.000 ha diện tích cà phê – nơi từng là nông trường CADA huyền thoại của người Pháp cho chất lượng hạt cà phê Robusta ngon nhất. Doanh nghiệp sữa này muốn tìm chỗ đứng vững chắc với thị trường cà phê hòa tan trong nước có xuất khẩu sản phẩm đến thị trường Nhật, Mỹ.

Sau gần 2 năm kể từ cái bắt tay đó, NutiFood đã nghiên cứu thành công Nuticafé Cà Phê Sữa Đá Tươi - sản phẩm có hương và vị tương đồng với cà phê rang xay pha phin với sữa đặc, đáp ứng nhu cầu cà phê sữa đá quen thuộc của người tiêu dùng trong nước, và là thức uống nổi tiếng trên thế giới được nhiều trang tin du lịch quốc tế bình chọn.

Thị trường cà phê Việt, cơ hội trong tay ai? - Ảnh 2.

Nuticafé - Cà Phê Sữa Đá Tươi đang nhận được nhiều sự ủng hộ vì có vị tươi ngon như cà phê sữa đá pha phin.

Không ngại là người đến sau khi thị trường đã gần định hình, ông Trần Thanh Hải- Chủ Tịch HĐQT NutiFood, tự tin với sự khác biệt của Nuticafé Cà Phê Sữa Đá Tươi, bởi NutiFood đã có công nghệ riêng “đóng gói” ly cà phê sữa đá Việt Nam bằng công nghệ trích ly, cô đặc lạnh cà phê tươi Ice Flash, để sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1 nhưng giữ hương vị tương tự như cà phê rang xay pha phin với sữa đặc có đường.

NutiFood thể hiện mong muốn làm hài lòng các khách hàng sử dụng cà phê rang xay chuyển sang “Nuticafé cà phê sữa đá tươi “vì tính tiện lợi và đúng “gu”; đồng thời tiếp cận khách hàng quốc tế tại Việt Nam và ở nước ngoài.

Mục tiêu mà NutiFood đặt ra trong thời gian đầu là sự xuất hiện của cà phê sữa đá tươi Nuticafé ở các điểm bán, từ kênh siêu thị đến các tiệm tạp hóa thông thường, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm và mua cà phê sữa đá tươi Nuticafé dễ dàng và thuận tiện nhất. Ở mục tiêu xa hơn, Nuticafé muốn trở thành đại diện của cà phê Việt Nam, đưa cà phê sữa đá Việt Nam đi ra thế giới, để bạn bè năm châu cùng thưởng thức.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 20 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Phần lớn sản lượng cà phê hòa tan được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều sản phẩm được thị trường thế giới ưa chuộng và bán trong hệ thống Walmart tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn nhờ sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào. Bên cạnh đó, cà phê hòa tan cũng đang được ưa chuộng tại thị trường nội địa, do dễ sử dụng, tiện lợi, phù hợp với nhịp sống hiện đại.

 

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên