MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường chứng khoán đang đối mặt với những mối lo ngại khủng khiếp nhất

04-01-2019 - 13:15 PM | Tài chính quốc tế

Những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại cho thấy các phân tích cơ bản về dự báo lợi nhuận đều không còn khả quan như những gì các nhà đầu tư được trấn an.

Đầu tiên, đó là Apple không đạt được mốc doanh thu 5 tỷ USD, với cổ phiếu trượt giá 30% trong vòng 3 tháng. Đây là một thước đo được theo dõi chặt chẽ về hoạt động của nhà máy tại Mỹ và hiện tại đã rớt xuống mức thấp nhất trong 2 năm báo cáo lợi nhuận đều không đạt mức như kỳ vọng của công ty hay các nhà phân tích, theo một cuộc khảo sát của Bloomberg.

Vậy chuyện gì đang diễn ra? Rất nhiều lần trong quý IV, khi S&P mất đến 19,8% đứng trước bờ vực của thị trường "gấu", các nhà đầu tư luôn được trấn an bằng những thông điệp như: đừng quá hoảng sợ, nền kinh tế cùng báo cáo lợi nhuận của các công ty có vẻ rất khả quan.

Trong 24 tiếng qua, niềm tin vào những lời trấn an đó đều đã bị ảnh hưởng. Vào phiên giao dịch ngày 2/1, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 600 điểm, tương đương với 2,6%, còn Nasdaq ghi nhận mức giảm 3%.

Tất cả những tin xấu đã khiến đà tăng trong 5 ngày liên tiếp của thị trường chứng khoán đi đến kết thúc. Rất nhiều mối lo ngại đã khiến thị trường gần như rơi vào phạm vi của thị trường "gấu" vào dịp Giáng Sinh vừa rồi.

Trong khi có nhiều yếu tố là nguyên nhân của cú sụt giảm liên tiếp này, như cuộc chiến thuế quan, những lần nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), các mức định giá bị "thổi phồng", thì nhiều chuyên gia còn bày tỏ sự hoang mang về tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại. Theo dự đoán, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ đạt 2,6% trong năm 2019 và lợi nhuận của các công ty sẽ tăng 8,3% theo kỳ vọng của các nhà phân tích.

Thị trường chứng khoán đang đối mặt với những mối lo ngại khủng khiếp nhất - Ảnh 1.

S&P 500 lao dốc khi Apple hạ dự báo doanh thu

"Thị trường đang để lộ những dấu hiệu suy thoái, bất kể đó là gì. Thị trường đã cho thấy những điều đó rồi", Jeff Carbone, đối tác quản lý tại Cornerstone Wealth, nói.

Lần đầu tiên kể từ khi tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ của mình, cả số liệu thống kê kinh tế và chỉ số tâm lý đều không đạt mức dự đoán của các nhà phân tích. Dữ liệu cứng (hard data) bao gồm dữ liệu của chính phủ và vực tư nhân về chi tiêu của người tiêu dùng, việc làm, sản xuất và nhà ở, trong khi các số liệu thống kê mềm xem xét các cuộc khảo sát về nhà máy và niềm tin người tiêu dùng của Fed.

Bất kì dấu hiệu nào cho thấy sự yếu kém trong các bản báo cáo thu nhập và nền tảng vĩ mô sẽ kéo "chìm" cả Phố Wall. Đó là những gì đang diễn ra vào hôm thứ Năm, khi triển vọng về lợi nhuận của Apple dự báo tất cả mọi ngành từ nhà cung cấp chất bán dẫn đến các nhà bán lẻ điện tử và chỉ số của Viện Quản lý Cung ứng (IMS) đều không có diễn biến khả quan như kỳ vọng.

Thị trường chứng khoán đang đối mặt với những mối lo ngại khủng khiếp nhất - Ảnh 2.

2/1 là ngày tồi tệ nhất của nhà sản xuất iPhone kể từ năm 2013 (thay đổi phần trăm trong một ngày).

Đối với các nhà đầu tư đang cố gắng dự đoán về tương lai, có hai rủi ro tồn tại. Thứ nhất là thị trường đang chứng khiến điều gì đó mà các "nhà tiên tri" không thấy. Và thứ hai là những tổn thất chồng chất trên thị trường tài chính trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm, đó là tâm lý không an tâm, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đều sụt giảm.

"Đó là tâm lý của thị trường, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và nó đang tự "nuôi sống" mình", Laurence Benedict, nhà sáng lập của Opportunistic Trader, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Các doanh nghiệp không muốn chi tiêu bởi có thể chúng ta đang bước vào giai đoạn suy thoái. Nhìn chung, nhận thức dẫn đến thực tế."

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên