MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

30 phút hoảng loạn ngày 24/11: Vì người dùng margin lo bán sớm?

Sự thật, với thị trường biến động từng giây-nhất là với thị trường biến động mạnh ngày 24/11-thì vài phút cũng là quý cho mọi giao dịch. Chẳng mấy ai kịp tìm hiểu sâu xa nguyên nhân sụt giảm.

Một phiên giao dịch nhiều cảm xúc ngày 24/11 đã trôi qua. Đến cuối phiên, những người vội vàng bán khi thị trường giảm sâu nhất có lẽ cũng bất ngờ với biến động thị trường vào cuối phiên. Có lẽ, họ làm theo quán tính hơn là tư duy lý tính.

Sự thật, với thị trường biến động từng giây-nhất là với thị trường biến động mạnh ngày 24/11-thì vài phút cũng là quý cho mọi giao dịch. Chẳng mấy ai kịp tìm hiểu sâu xa nguyên nhân sụt giảm.

Người dùng margin lo bảo toàn tài khoản sớm?

Phiên hôm qua, khi VNM sụt giảm sâu, chỉ số chung đã nhanh chóng giảm mạnh. Sự biến động nhanh của chỉ số khiến nhiều người lo ngại, họ nhanh chóng có động thái bán ra để bảo toàn tài khoản.

Thống kê trên thị trường gần đây cho thấy, dư nợ margin trên thị trường đã ở mức khá cao, gần chạm ngưỡng đỉnh năm ngoái nhưng xét về thanh khoản cổ phiếu giai đoạn vừa qua thì chủ yếu tiền nóng margin tập trung vào một số cổ phiếu lớn và cổ phiếu nóng. Biến động nhanh của thị trường hôm qua, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho thấy nhiều khả năng, những nhà đầu tư sử dụng margin cao thời gian qua đã lo lắng sớm hơn thị trường. Họ bán ra (thậm chí bán ra ở mức giá thấp nhất trong ngày) để tránh cổ phiếu giảm sâu hơn.

Nhiều khả năng, hành động bán ra của những nhà đầu tư sử dụng margin cao đã khiến thị trường hoảng loạn trong khoảng 30 phút phiên giao dịch hôm qua. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn ngay lập tức giảm sâu, giảm đồng loạt.

Tuy nhiên, có vẻ 30 phút đó đã là cơ hội của nhiều người. Lực mua lên cao khi VnIndex mất mốc 595 điểm phiên hôm qua. Nhiều người nhìn nhận, áp lực margin chỉ ở các cổ phiếu lớn là chủ yếu nên khi các cổ phiếu lớn rơi về ngưỡng giá họ kỳ vọng, họ đã mua vào.

Nhà đầu tư cũng chứng kiến, hàng loạt lệnh mua gấp gáp VNM ở mức giá 121-122-123 nghìn đồng bởi cổ phiếu này đã giảm tổng cộng 17-19 nghìn đồng/cổ phiếu trong một thời gian rất ngắn. Họ cho rằng mức giá này là hợp lý để mua và minh chứng cho điều này là VNM có phiên khớp lệnh 2,57 triệu cổ phiếu, cao nhất trong năm!

Nhiều cổ phiếu chốt phiên ở mức giá cao hơn giá thấp nhất trong ngày

Cũng chỉ 30 phút hoảng loạn. Ngay sau đó, những phân tích kỹ hơn về thị trường được truyền tai nhau. Chẳng có lý do gì để hoảng loạn. Thị trường hồi phục nhanh.

Tiền xoay chuyển nhanh. Dòng tiền nóng margin có lẽ đã giảm áp khi nhiều nhà đầu tư bán vào những phút hoảng loạn hôm qua, thay vào đó là những người mua mới với chu kỳ mới ở mức giá thấp hơn.


Nhiều cổ phiếu đóng cửa ở mức giá cao hơn giá thấp nhất trong ngày

Nhiều cổ phiếu đóng cửa ở mức giá cao hơn giá thấp nhất trong ngày

Thống kê của chúng tôi cho thấy, có đến 195 cổ phiếu trên HoSE có mức giá đóng cửa phiên hôm qua cao hơn giá thấp nhất trong ngày.

Điển hình có những cổ phiếu giao dịch khá mạnh và đóng cửa cao hơn giá thấp nhất trong ngày như BMP (Nhựa Bình Minh) chốt phiên ở 132 nghìn đồng, cao hơn mức giá thấp nhất trong ngày đến 3.000 đồng; VNM chốt phiên ở mức giá 123 nghìn đồng, cao hơn 2.000 đồng so với giá thấp nhất ngày; MSN chốt phiên đạt 70.500 đồng, cao hơn giá thấp nhất ngày 1.000 đồng; BVH chốt phiên đạt 57.000 đồng, cao hơn giá thấp nhất ngày 1.000 đồng…Tình trạng tương tự đối với CAV, MWG, TTF, FPT, GTN

Thậm chí, có cổ phiếu nhờ có tin hỗ trợ như SRC còn đạt mức giá trần cuối phiên, cao hơn 1.500 đồng so với giá thấp nhất trong ngày.

Thị trường chứng khoán niêm yết hiện có quy mô vốn hóa tương đương ~30% GDP cả nước. Quy mô thị trường không hề bé và như vậy, tất nhiên, luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Điều quan trọng đối với mọi nhà đầu tư là cần bình tĩnh suy xét thị trường trước khi hoảng loạn. Hoảng loạn có thể là cơ hội của người khác!

Phương Chi

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên