Nhưng đáy cụ
thể ở đâu và khi nào xác lập thì lại phụ thuộc vào mức độ tác động của diễn
biến thị trường tiền tệ đến DN, đến TTCK.
Tôi cho rằng, bản chất của TTCK là luôn phản ánh và đi trước
những biến động của vĩ mô. Dù thời gian gần đây, căng thẳng trên thị trường
tiền tệ, diễn biến bất lợi của giá vàng, USD mới được phản ánh rõ rệt nhưng
thực tế, giá chứng khoán đã thể hiện những tác động này từ hơn 6 tháng trước.
Rõ ràng, DN đã thể hiện những khó khăn của mình trên tất cả các mặt của đời
sống kinh doanh và giai đoạn này, những khó khăn ấy đang được đẩy lên đỉnh
điểm. Điều quan tâm lúc này, theo tôi, không phải là việc chứng khoán phải chịu
tác động như thế nào từ những thay đổi trên mà là khi nào thì những phản ứng
trên thể hiện đầy đủ nhất?
Theo nghiên cứu của SHF, nếu loại trừ tác động của 4 mã lớn
là: VNM, BVH, VIC, MSN thì thực tế, VN-Index chưa đến 410 điểm. Nhìn dài hạn
hơn, thị trường đã nằm trong một xu hướng giảm mạnh, tính từ mức đỉnh xác lập
năm 2007.
Giá nhiều mã chứng khoán đã giảm sâu hơn hoặc tương đương
với mức giá quá khứ ở thời điểm VN-Index khoảng 235 điểm. Chính tác động của
một vài mã lớn khiến nhìn sơ qua, NĐT có cảm giác thị trường đang đi ngang, từ
đó tác động đến động thái giao dịch dè dặt và tâm lý e ngại ở cả những người có
ý định đầu tư dài hạn vẫn còn dè dặt.
Tôi tin, VN-Index đang ở giai đoạn dò đáy. Nhưng đáy cụ thể
ở đâu và khi nào xác lập thì lại phụ thuộc vào mức độ tác động của diễn biến
thị trường tiền tệ đến DN, đến TTCK và điều này, để đưa ra kết luận thì cần
phải có nghiên cứu chi tiết hơn. Dù vậy, có một điểm chắc chắn là, khi những
cái xấu được bộc lộ hết, niềm tin NĐT đã ở trạng thái bi quan cực độ thì đó
cũng là lúc chúng ta nên hy vọng về một ánh sáng tích cực cho thị trường.
Đây là thời điểm tốt để những NĐT có nguồn tiền nhàn rỗi
nghiên cứu rải ngân dần cho các mã chứng khoán của những doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả, có định hướng phát triển dài hạn.
Theo ĐTCK
phuongmai