MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Tài chính: Việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp còn chậm

Trong 11 tháng đầu năm 2014, cả nước đã sắp xếp được 177 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 115 doanh nghiệp.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính đến 31/12/2013 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.782 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.065 doanh nghiệp (bao gồm 3.650 doanh nghiệp và 415 bộ phận doanh nghiệp), còn lại 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (chưa kể các nông, lâm trường quốc doanh).

Riêng giai đoạn 2011 - 2013, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp.

Trong 11 tháng đầu năm 2014, cả nước đã sắp xếp được 177 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 115 doanh nghiệp.

Các Tập đoàn, Tổng công ty đã tập trung thực hiện tái cơ cấu 03 mục tiêu: tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp; tái cơ cấu về tài chính; tái cơ cấu về quản trị, lao động.

Qua 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN từng bước được cải thiện đáng kể, tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không phải là ngành kinh doanh chính đã từng bước được khắc phục và chấn chỉnh.

Các TĐ,TCT đã tập trung thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành, thoái vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.

Cũng theo Bộ Tài chính, cơ chế chính sách, DNNN hoạt động chung với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù đặt ra liên quan đến sự tồn tại và vận hành của các DNNN.

Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa được thực hiện đầy đủ và triệt để.

Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với DNNN nói chung cũng như hoạt động giám sát của nhà nước đối với việc sử dụng các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước đầu tư tại DNNN còn hạn chế.

Bộ Tài chính nhận định, việc triển khai xây dựng, thẩm định, phê duyệt Đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp còn chậm.

Đến thời điểm hiện nay, có 90/108 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu, còn 18/108 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chưa được phê duyệt Đề án tái cơ cấu.

Một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáovề tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu, phương ánsắp xếp, cổ phần hóadoanh nghiệp.

Khánh Nhi

hanhle

Tài chính Plus

Trở lên trên