MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cạm bẫy M&A

Thâu tóm, sáp nhập (M&B) đang trở thành chất xúc tác mạnh nhất để đẩy giá CP, cũng chính vì vậy mà những “biến tướng” xuất hiện vô số kể.

Có những trường hợp mặc dù thông tin thâu tóm là chính xác, nhưng cuối cùng giá CP không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ, nhưng cũng có trường hợp thông tin M&A chỉ là chuyện bịa thì giá CP lại phi như ngựa.

Trường hợp mới đây, một doanh nghiệp trên ngành logistics đang niêm yết được đồn đại có liên quan đến yếu tố M&A, lập tức giá CP này tăng mạnh. Nhưng rốt cuộc một tờ báo đã đăng tải thông tin trên là “chưa có” và thế là giá CP giảm trở lại. Ngay lập tức, những nghi vấn được mổ xẻ nào là ai đã gom CP và tung tin này ra để đẩy lên xả hàng. Ở đây, cũng không loại trừ “bài” của lãnh đạo doanh nghiệp nhằm PR cho CP của mình.

Trường hợp khác là việc nhiều NĐT nghe ngóng và phán đoán được những thương vụ M&A có thể xảy ra và mua vào CP để chờ đợi. Rốt cuộc CP không tăng hoặc tăng sau khi những người này bán. Nguyên nhân có nhiều nhưng có một số điểm cần lưu ý: Khi tư vấn cho một thương vụ thâu tóm, sẽ có các “quân sư” và thường là các CTCK.

Thường những “quân sư” này sẽ quyết định có cho CP “chạy” hay không. Nếu đã quyết định là không thì CP không có cách gì lên được, còn trong trường hợp cho “chạy” tất nhiên CP sẽ bùng nổ. Nhưng một điểm cần lưu ý ở đây là khi nguồn CP đã được kiểm soát, CP chạy như thế nào sẽ do các “quân sư” quyết định và việc “đấu” với nhóm này không đơn giản.

Còn có trường hợp những NĐT sau khi bán ra CP mới “chạy”. Nguyên nhân NĐT rơi vào trạng thái biết tin quá sớm trong khi thị trường lại chưa “ngấm”.

Tất cả những trường hợp trên đều cho thấy, mặc dù M&A trở thành động lực chính cho CP tăng giá, nhưng theo đà phát triển đang ngày một nhiều cạm bẫy hơn và NĐT muốn chiến thắng cũng không hề đơn giản.


Theo Hữu Phước
Sài gòn đầu tư

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên