MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán Rồng Việt dự báo VnIndex hiện đang ở vùng đáy của năm 2015?!

Hội thảo của VDS tổ chức vào chiều nay với dự báo VnIndex 2015 dao động từ 561 đến 718 điểm và ngay trong buổi chiều nay, VnIndex đã xuyên thủng luôn ngưỡng cản dưới của dự báo!

Chiều ngày 25/03/2015, tại hội thảo “Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2015 và chiến lược đầu tư” do CTCP Chứng khoán Rồng Việt – VDS tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, khối phân tích của CTCK này dự báo rằng: VnIndex sẽ biến động trong vùng 561 -718 điểm và dự báo kết thúc năm 2015 ở mức hợp lý là 633,23 điểm. Để có dự báo này, VDS sử dụng mô hình định giá theo phương pháp chiết khẩu dòng cổ tức 2 giai đoạn – giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn sau 2019.

Dưới sự dẫn dắt của nhóm CP trụ cột và sự hỗ trợ của dòng vốn ngoại, dòng tiền năm 2014 gia dịch sôi động và khá “lành mạnh” trong nửa đầu năm. Tuy vậy, sự hứng khởi quá mức và làn sóng đầu cơ ngắn hạn đã đẩy mức độ rủi ro trên thị trường tăng cao khiến VnIndex lao dốc trong quý cuối năm.

Thăm dò ý kiến

Bạn có cho rằng VN-Index cuối năm 2015 sẽ vượt qua 650 điểm không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Sang năm 2015, thị trường sẽ đối diện với nhiều thử thách hơn so với những gì diễn ra trong năm 2014. Sự phục hồi của kinh tế vĩ mô và hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước sẽ làm tăng nguồn cung cho TTCK. Trong khi đó, chính sách quản lý thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông tư 36 sẽ góp phần hạn chế nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu cơ ngắn hạn đẩy giá cổ phiếu.

Mặc dù vậy, so với thị trường BĐS đòi hỏi vốn lớn nhưng thanh khoản thấp, thị trường ngoại tệ vẫn đang được NHNN kiểm soát tốt và việc đầu tư vàng là không khả thi, thị trường chứng khoán vẫn được kỳ vọng là kênh đầu tư hấp dẫn nhất do:

(i) Hiệu quả hoạt động của các DNNY sẽ được cải thiện nhờ chi phí lãi vay cũng như chi phí sản xuất giảm, theo xu hướng giảm chung của lãi suất, giá xăng dầu và hàng hóa nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp biết chú trọng vào hoạt động cốt lõi và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi các hiệp định FTA lần lượt được ký kết.

(ii) Điều kiện vĩ mô và các cải cách hành chính gần đây góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho TTCK Việt Nam, trong bối cảnh dòng vốn ngoại dự kiến vẫn dồi dào nhờ chính sách hỗ trợ kinh tế ở các quốc gia phát triển. Trên thực tế, sau giai đoạn bán ròng cuối năm 2014, NĐT nước ngoài đã quay lại mua ròng trên sàn chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015.

Sự giảm mạnh của VnIndex trong giai đoạn cuối năm 2014 đã khiến TTCK Việt Nam trở thành thị trường có mức P/E và P/B thấp nhất so với thị trường lân cận như Malaysia, Indonesia, Phillipines, và Thái Lan. Vì vậy, với mô hình định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức hai giai đoạn 2015 – 2019 và sau 2019 của VDS cho thấy VnIndex sẽ biến động trong vùng 561 – 718 điểm. (Hội thảo của VDS tổ chức vào chiều nay và ngay trong buổi chiều nay, VnIndex đã xuyên thủng luôn ngưỡng cản dưới của dự báo, về 560,93 điểm!)

Về xu hướng dòng tiền, thay vì chỉ đơn giản đổ vào các doanh nghiệp có “tái cấu trúc” như năm 2014, dòng tiền năm 2015 có thể sẽ khó tính hơn và chú trọng vào hiệu quả kinh doanh, cũng như tính khả thi của các kế hoạch tái cấu trúc.

Các dấu hiệu chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô và hoạt động tái cấu túc DNNN hứa hẹn sẽ “cung cấp” thêm cho thị trường CK nhiều loại hàng hóa hơn trong năm 2015 với 3 nguồn chính:

(i) Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa;
(ii) Doanh nghiệp được SCIC thoái vốn CP có kế hoạch niêm yết mới và;
(iii) CP phát hành thêm trong năm 2015.

Mặc dù nguồn cung dồi dào và đa dạng, khả năng thu hút dòng tiền sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như chất lượng hàng hóa chào bán.

Về ngành hàng triển vọng để đầu tư: ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng tốt; ngành xây dựng có hiệu ứng loan tỏa từ sự phục hồi của ngành BĐS; ngành BĐS ở bước đầu của sự phục hồi…

Thanh Giang

Ngọc Quỳnh

Tài chính Plus

Trở lên trên