MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia kinh tế: Họ dự cảm gì về 2015?

“Năm 2015 không phải là năm dễ dàng cho Chính phủ và đặc biệt NHNN; “VN-Index năm 2015 sẽ phục hồi trong khoảng 650 điểm”; “Trong năm sẽ có một vài đợt “sóng”, nhưng cuối năm lại về “mo” ”….Đó là những dự cảm năm mới của các chuyên gia tài chính hàng đầu Việt Nam.

Cơ hội của NHNN trong năm 2015 là xây dựng lại một hệ thống ngân hàng lành mạnh

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng: Năm 2015 đem đến một triển vọng lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế non trẻ nhưng tiếp tục phát triển trong ổn định, chỉ số lạm phát được dự báo ở mức thấp dưới 5%, GDP tăng trưởng ở mức 6.2%, đổng tiềnViệt Nam tiếp tục giữ sự ổn định và tỉ giá không vượt quá 2%. Thị trường BĐS tiếp tục phục hồi. Thị trường vàng tiếp tục giữ sự ổn định và TTCK sẽ chứng tỏ sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với 2014, ngân hàng cũng vẫn là nơi ký thác đồng tiền an toàn đối với đại bộ phận dân chúng. Thêm vào đó, xuất khẩu được kỳ vọng là sẽ tiếp tục tăng trưởng vàViệt Nam tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu qua các hiệp định thương mại, đáng kể nhất là TPP đang trong vòng đàm phán. Những thuận lợi trong năm 2015 sẽ hỗ trợ cho triển vọng lạc quan trên, bao gồm giá dầu trên thế giới tiếp tục thuyên giảm và sự hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Nam Á ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, năm 2015 không phải là năm dễ dàng cho Chính phủ và đặc biệt NHNN. Với Chính phủ, 2015 là năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015, theo đó Chính phủ phải tập trung vào việc tái cơ cấu ba lĩnh vực: đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng, và doanh nghiệp nhà nước. Trong bốn năm qua cả ba lãnh vực này đã có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa có những bước đột phá. 2015 sẽ là năm Chính phủ phải chạy nước rút để chứng minh thành công trong cả ba lĩnh vực này.

Với NHNN, 2015 đặt cơ quan này trước những thử thách rất lớn: đẩy mạnh việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý một vài ngân hàng yếu kém, giải quyết nợ xấu và đem tỉ lệ nợ xấu trên sổ sách của các NHTM xuống mức an toàn 3%, giữ vững giá trị tiền đồng so với đô la Mỹ, giữ sự ổn định trên thị trường vàng, hỗ trợ thị trường BĐS và CK, và cuối cùng nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế vẫn còn trì trệ qua chính sách lãi suất và bơm thanh khoản vào nền kinh tế trong khi vẫn phải kiểm soát nguy cơ lạm phát bùng trở lại. Tuy nhiên, trước những thử thách này cơ hội của NHNN trong năm 2015 là xây dựng lại một hệ thống ngân hàng lành mạnh phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả thế giới, và từ đó nâng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ số VN-Index trong năm 2015 sẽ phục hồi được trong khoảng 650 điểm.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Năm 2015, có thể sự phục hồi của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn. Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 36 ít nhiều có tác động tiêu cực đến thị trường. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, đầu năm 2015, Nga và EU sẽ thỏa hiệp để đưa ra một quy chế chung về Ukraine làm thế nào để Nga và EU đều có thể chấp nhận được. Nếu việc thỏa hiệp giữ Nga và EU có tiến triển tốt sẽ giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi được điểm nghẽn hiện tại và giúp thương mại toàn cầu sẽ tăng trở lại. Chỉ số VN-Index trong năm 2015 sẽ phục hồi được trong khoảng 650 điểm.

TTCK cuối năm 2015 lại về “mo”

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính ngân hàng: Dự cảm của tôi về năm 2015 vừa một chút an tâm vừa còn nhiều lo lắng.

Kinh tế thế giới và trong nước dự kiến phục hồi nhẹ một chút so năm nay, một số gói chính sách của Việt Nam đã bắt đầu đi vào cuộc sống, tác độngtháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh. Một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bất động sản (phân khúc nhà ở, du lịch, bán lẻ…) đã phần nào vượt qua giai đoạn khó khăn, bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới.

Hội nhập ngày càng sâu rộng cũng tạo các cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn về một số vấn đề: Thứ nhất: Rủi ro địa chính trị trên thế giới còn rất phức tạp, có thể ảnh hưởng mạnh đến giá dầu và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết, chưa nắm được cơ hội quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài;Thứ hai:Một số vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết triệt để như nợ xấu, nợ công cao…; Thứ ba: Sức cầu trong nước còn yếu, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể có lẽ chưa giảm.

Trong tình hình thế giới còn bất ổn, kịch bản kinh doanh sẽngày càng khó xác định. Nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm.

Về hoạt động ngân hàng nói riêng thì khó nhất, rào cản vẫn là vấn đề nợ xấu, làm thế nào để giảm nợ xấu về khoảng 3% cuối năm 2015 là một áp lực rất lớn.

Còn về TTCK , năm 2015,vốn đầu tư ngoại vẫn là động lựcchính. Trong năm sẽ có một vài đợt “sóng”, nhưng cuối năm lại về “mo” như diễn biến thị trường năm 2014.

thanhhuong

NDH

Trở lên trên