Theo Báo cáo môi
trường kinh doanh năm 2011, trong tổng số 9 nhóm chỉ số
được chấm điểm, thì nhóm chỉ số bảo vệ NĐT có
điểm số thấp nhất và ở vị trí gần "bét bảng"
173/183. Trong đó, chỉ số đo lường độ dễ dàng cho cổ
đông có thể khởi kiện chỉ đạt 2/10 điểm.
Thực tế, cổ
đông đang khó khởi kiện lãnh đạo DN khi quyền và lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm hại.
Tuy nhiên, trao đổi
với ĐTCK, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tình
trạng này sẽ được cải thiện khi Nghị định
102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/11 tới.
Kết quả Báo
cáo môi trường kinh doanh 2011 cho thấy các quy định pháp
lý chưa dễ dàng cho cổ đông khởi kiện lãnh đạo DN.
Theo ông, đây có phải là lý do chính khiến cổ đông
đang khó khởi kiện?
Đúng là trên
thực tế cổ đông thiểu số, NĐT nhỏ lẻ đang gặp
không ít khó khăn khi muốn khởi kiện lãnh đạo DN để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều
này do 2 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, các quy định pháp
lý cho phép cổ đông khởi kiện lãnh đạo DN mặc dù đã
có, nhưng một số quy định còn thiếu, chưa cụ thể.
Hơn nữa, số lượng công cụ pháp lý bảo vệ NĐT hiện
tại chưa được vận hành hiệu quả.
Nguyên nhân quan
trọng khác là do chính cổ đông, bởi họ chưa thực sự
quan tâm đến các công cụ pháp lý để bảo vệ mình.
Điều này cộng với thói quen ngại đối mặt với các
vụ kiện ngay cả khi lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
hại nghiêm trọng, đang khiến cổ đông tự làm khó mình.
Nhưng các quy định về thủ
tục, trình tự khởi kiện hiện nay vừa không rõ ràng,
vừa phức tạp khiến họ nản lòng khi muốn khởi kiện?
Lo ngại này của
cổ đông sẽ cơ bản được khắc phục, khi ngày 15/11
tới, Nghị định 102 hướng dẫn chi tiết một số điều
của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. Văn bản này quy
định khá chi tiết về trình tự, thủ tục mà cổ đông
cần tuân thủ khi muốn khởi kiện lãnh đạo DN.
Theo đó, cổ
đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần
phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền yêu
cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối
với thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc).
Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi
kiện của cổ đông, nhóm cổ đông, Ban kiểm soát phải
trả lời bằng văn bản xác nhận đã nhận được yêu
cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục khởi kiện
theo yêu cầu.
Trường hợp Ban
kiểm soát không khởi kiện, hoặc trong công ty cổ phần
không có Ban kiểm soát, thì cổ đông có quyền trực tiếp
khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc)…
Với quy định này, cùng với hệ thống pháp lý hiện
hành, cổ đông sẽ chủ động, tự tin hơn khi khởi kiện
lãnh đạo DN.
Rất có thể từ
năm 2011 xuất hiện trào lưu cổ đông sẽ gia tăng áp lực
trong quá trình giám sát hoạt động quản lý, điều hành
của HĐQT, lãnh đạo DN và khi phát hiện sai phạm, họ sẽ
"bạo tay" khởi kiện lãnh đạo DN hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, quy
định sở hữu ít nhất 1% cổ phần mới có quyền khởi
kiện là "bước lùi" trong nỗ lực bảo vệ cổ
đông thiểu số, vì trước khi có quy định này không có
giới hạn nào về tỷ lệ sở hữu cổ phần. Với tư
cách là người trực tiếp tham gia soạn thảo Nghị định
102, ông lý giải gì về tỷ lệ 1%?
Tôi không nghĩ
quy định như vậy là bước lùi. Kinh nghiệm các nước
cho thấy, quy định cổ đông có quyền khởi kiện lãnh
đạo DN nếu không chặt chẽ rất dễ bị lợi dụng. Chỉ
cần quy định "hở" sẽ xuất hiện một "đội
quân" cổ đông chuyên tiến hành khởi kiện các DN
đối thủ.
Mục tiêu chính của họ khi đầu tư vào DN
không phải là tìm kiếm lợi nhuận, mà là phát hiện
những sai phạm của DN và tận dụng tối đa những sơ hở
này để liên tục khởi kiện người quản lý nhằm phá
rối DN, làm suy yếu đối thủ.
Khi tiến hành
nghiên cứu thực tiễn tại nhiều nước phục vụ cho xây
dựng Nghị định 102, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc,
họ đều giới hạn ở tỷ lệ ít nhất 1%.
Căn cứ vào
thực tiễn Việt Nam, chúng tôi cho rằng, tỷ lệ sở hữu
cổ phần ít nhất 1% là hợp lý, bởi nó xử lý tương
đối hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ cổ đông thiểu số
với phòng tránh tình trạng lợi dụng tỷ lệ này nhằm
quấy rối người quản lý và DN.
heo
Hữu Hòe
ĐTCK