MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu “ruồi” gây bão

Khi trên sàn la liệt các cổ phiếu có giá thấp hơn mớ rau ngoài chợ, chỉ cần công ty có lãi trở lại (cho dù lãi chỉ vài chục triệu đồng) cũng kích thích NĐT “thử vận may” với cổ phiếu này.

Ở thời điểm hiện tại, khi các bluechips đã tăng đến một ngưỡng nhất định sẽ không còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước.

Một số bluechips tăng giá trong tháng 10 có GMD tăng 12% từ mức 25.800 đồng/cp lên 29.000 đồng/cp, VCB tăng 10% lên 29.500 đồng/cp, HAG tăng 9%, VIC tăng 8% trong khi hầu hết các bluechips trong Vn30 giảm giá như PVD, MBB, MSN, HSG, DRC…nhưng mức giảm cũng không quá lớn.

Mặc dù nhiều cổ phiếu bluechips công bố vượt kế hoạch năm như REE, HPG, HSG, PGD song các thông tin này hầu hết đã được chiết khấu vào giá của các bluechips trước đó nên sau khi công bố thông tin giá các cổ phiếu này không tăng nhiều.

Dòng tiền sau khi chốt lời tại các cổ phiếu lớn sẽ tiếp tục tìm đến các cổ phiếu midcap có nền tảng cơ bản tốt những chưa được “khai phá” trong thời gian qua.

Nhưng ở đâu đó cũng có một bộ phận đầu cơ “đánh lên” tại các cổ phiếu “ruồi” – nhóm cổ phiếu có thị giá từ 1.000 – 2.000 đồng/cp.

Trong danh sách các cổ phiếu tăng giá nhiều nhất tháng 10 trên hai sàn, 50% các mã có mức tăng trên 30% là các cổ phiếu có thị giá 2.000 đồng/cp. Các cổ phiếu này thậm chí bị đưa vào diện cảnh báo như VNI của CTCP Đầu tư bất động sản Việt Nam đã tăng 150% trong 1 tháng, từ mức 2.000 đồng/cp lên 5.000 đồng/cp trong tháng 10, VNI là mã tăng giá mạnh nhất trên sàn HoSe trong tháng qua.


Các cổ phiếu tăng giảm nhiều nhất sàn HoSE trong tháng 10

Nhiều cổ phiếu thị giá thấp có mức tăng vượt trội như KMR (tăng 78%), VNH (tăng 53%), ITD (tăng 55%), TNT (tăng 44%), VOS (tăng 30%)…KMR công bố lãi đột biến gần 12 tỷ đồng trong quý 3/2013 nhờ hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi, VOS lãi 26,5 tỷ đồng quý 3, tuy nhiên 9 tháng vẫn lỗ ròng 170 tỷ đồng, ITD và TNT chưa công bố KQKD quý 3 nhưng cũng có mức tăng gấp rưỡi nhờ thị giá thấp.

Các cổ phiếu midcap khác thu hút được dòng tiền có hai công ty bất động sản là DIG, HDG (tăng hơn 27%), LAF tăng 25% nhờ báo lãi gần 20 tỷ trong 9 tháng đầu năm trong khi cùng kỳ 2012 lỗ hơn 140 tỷ.

Tại nhóm giảm giá, DTT giảm 31% vẫn đang giao dịch dưới dạng cổ phiếu bị kiểm soát, SVT và ASIAGF giảm 28% mặc dù tháng 10 vừa qua ASIAGF vừa trả cổ tức tỷ lệ 13% cho cổ đông, NAV của ASIAGF đạt 10.870 đồng/ccq trong khi thị giá của chứng chỉ quỹ chỉ đạt 8.400 đồng/ccq, mức chiết khấu hơn 22,7%.

Tại sàn Hà Nội, SJM đã có 11 phiên tăng trần liên tiếp trong tháng 10 và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã phải có công văn yêu cầu công ty này giải trình về giá cổ phiếu. SJM tăng gấp đôi từ mức 1.200 đồng/cp lên 2.400 đồng/cp trong kỳ. SJM đã công bố KQKD quý 3/2013 lãi 68 triệu đồng, 9 tháng lỗ hơn 605 triệu đồng. Đây là quý đầu tiên SJM có lãi sau 7 qúy lỗ liên tiếp. Tuy nhiên do giá của SJM rất thấp (1.000 đồng/cp) nên mã này nhận được sự quan tâm của giới đầu cơ.

Cổ phiếu SDH tăng 72% trong kì nhờ dòng vốn ngoại từ các quỹ như Asean Small cap fund hay Lucerne Enterprise trong khi PVX giảm mạnh do công bố kết quả soát xét bán niên lỗ hơn 900 tỷ so với trước soát xét.

Các cổ phiếu tăng giảm nhiều nhất sàn Hà Nội trong tháng 10

Khi trên sàn la liệt các cổ phiếu có giá còn thấp hơn mớ rau ngoài chợ thì chỉ cần một chút ánh sáng le lói cũng thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư. Nhiều công ty nhỏ có lãi trở lại (cho dù lãi chỉ vài chục triệu đồng) cũng kích thích nhà đầu tư “thử vận may” với cổ phiếu của các công ty này.

Các chuyên gia nhận định trong các tháng cuối năm thị trường vẫn lình xình như hiện tại, VN-Index đi ngang do không được sự hậu thuẫn từ phía bluechips nhưng nhiều cổ phiếu penny và midcap sẽ vượt đỉnh trung hạn và tăng lên một mặt bằng giá mới.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên