MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dấu ấn cá nhân trong các thương vụ "khủng"

Các cá nhân này có thể chỉ là trung gian trong các vụ mua/bán cổ phần khối lượng lớn, khi người mua và người bán có sự "chênh" nhau tương đối về thời gian mua/bán.

Ở bài trước, chúng tôi đã đề cập đến cách doanh nghiệp "mượn danh" cổ đông hiện hữu để phát hành riêng lẻ. Dấu ấn cá nhân trong các thương vụ này là tương đối rõ nét, khi hầu hết các trường hợp phát hành kiểu "mượn danh" - đối tượng mua cổ phiếu đều là các cá nhân với số tiền bình quân bỏ ra của mỗi người trên dưới 10 tỷ đồng.

"Mượn danh" cổ đông hiện hữu để phát hành riêng lẻ?

Đáng chú ý, đó hầu hết là các cá nhân "vô danh" - đúng hơn là không có mấy tên tuổi trên sàn chứng khoán. Họ được biết với chỉ một thông tin là cái tên.

Câu chuyện bắt đầu từ thủ tục chào mua công khai

Hẳn nhà đầu tư còn nhớ câu chuyện ông Lê Quốc Bình - Tổng giám đốc CII với mong muốn đầu tư vào cổ phiếu LGC - công ty thành viên của CII vừa tái cấu trúc. Ông Bình chia sẻ, ông đã từng 2 lần mua hụt cổ phiếu LGC. Với quyết tâm đầu tư vào cổ phiếu này, ông đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu, nhưng bị HSX "tuýt còi" và yêu cầu ông phải chào mua công khai, với lý do ông là cổ đông nội bộ. Việc này mất rất nhiều thời gian, khiến ông lỡ dịp mua vào cổ phiếu này. Tuy nhiên, cuối cùng HSX cũng chấp thuận ông Lê Quốc Bình đăng ký mua vào thông thường trên Sàn giao dịch - câu chuyện trở nên dễ dàng hơn với bản thân ông.

Tổng giám đốc CII: "Tôi đã 2 lần mua hụt cổ phiếu LGC"

Có thể thấy rằng, thủ tục chào mua công khai hiện tại vô cùng phức tạp. Và chắc hẳn nhiều nhà đầu tư muốn tránh thủ tục đó để có thể tiến hành mua/bán cổ phiếu nhanh nhất có thể.

Những thương vụ chóng vánh

Tháng 4/2014, một cổ đông cá nhân là ông Nguyễn Tấn Thắng bất ngờ chi hơn 300 tỷ đồng mua 15,24 triệu cổ phiếu Thủy điện Thác Bà (TBC) từ ông lớn SCIC.

Trước đó, TBC lên tiếng sẽ cho cổ đông lớn tăng tỷ lệ sở hữu mà không cần qua chào mua công khai.

Thực tế, việc mua cổ phiếu TBC của ông Nguyễn Tấn Thắng chỉ là cầu nối để REE đàm phán tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty này. Không phải ngẫu nhiên mà sau đó REE đã đăng ký mua vào toàn bộ số lượng cổ phiếu số lượng cổ phiếu ông Thắng vừa mua (2,74 triệu cổ phiếu trực tiếp, 12,5 triệu cổ phiếu ông Thắng vừa chuyển nhượng cho Chứng khoán HSC (mã HCM).

REE đang đàm phán mua cổ phần Thủy điện Thác Bà từ chứng khoán HSC

Một trường hợp khác, sau khi trở thành cổ đông chiến lược, FIT đã gom thêm 2,8 triệu cổ phiếu TSC từ 7 cá nhân. Nói cách khác, 7 cá nhân này đã làm cầu nối để chuyển nhượng cổ phiếu cho FIT trong thời gian công ty này lo những thủ tục cuối cùng để trở thành cổ đông chiến lược của TSC.

Mua gom cổ phiếu từ các cá nhân sở hữu tương đối lớn, xem ra đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc giao dịch khớp lệnh trên sàn. 

Một loạt các thương vụ khủng với dấu ấn của các cá nhân

Câu hỏi đặt ra là, với các thương vụ khủng, trong đó các cá nhân "vô danh" bất ngờ bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn để mua vào cổ phiếu (phát hành thêm, hoặc mua/bán trên sàn) - liệu có phải là cầu nối của các thương vụ thực sự về sau? Các cá nhân này có thể chỉ là trung gian trong các vụ mua/bán cổ phần khối lượng lớn, khi người mua và người bán có sự "chênh" nhau tương đối về thời gian mua/bán. Có thể kể đến những thương vụ đình đám sau đây với các cổ phiếu TCO, DLG, DXG, HAI...

- 1 cá nhân bỏ ra gần 14 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của TCO

- Đức Long Gia Lai: Chuyển nhượng 4,7 triệu cổ phiếu công ty con cho 1 cá nhân

- Một cá nhân chi 56 tỷ đồng làm cổ đông lớn Địa ốc Đất Xanh

- Một cá nhân chi trên 65 tỷ đồng sở hữu 16,3% cổ phần HAI

Đan Nguyên

thunm

Tài chính Plus

Trở lên trên