MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì khiến BVH trở thành cổ phiếu ''hot'' nhất tuần qua?

Giảm 40% trong một tháng, 6 tháng tăng trưởng lợi nhuận 30% chủ yếu từ hoạt động tài chính. Quỹ ETF tăng tỷ trọng danh mục khiến BVH luôn được tranh mua giá trần trong suốt tuần qua.

BVH đã lập đỉnh 75.000 đồng/cp vào ngày 26/3/2012 và kể từ đó, BVH giảm điểm liên tục.

BVH bắt đầu “rơi tự do” sau tin đồn HSBC sẽ thoái toàn bộ vốn ở Bảo Việt bắt đầu rộ lên từ tháng 7/2012 sau khi Reuters đăng tin HSBC đang tìm đối tác để bán hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Tin đồn này cũng có cơ sở bởi theo thỏa thuận đối tác chiến lược giữa HSBC và BVH từ năm 2007 đến năm 2012 đã đủ 5 năm.

Ngày 9/8/2012, phía Bảo Việt đã phát đi thông cáo báo chí phủ nhận việc HSBC thoái vốn, thông cáo cho biết hiện HSBC đã khẳng định với Tập đoàn Bảo Việt rằng HSBC đang rà soát lại các lựa chọn chiến lược của mình liên quan đến việc nắm giữ cổ phần. Chưa có quyết định nào được đưa ra hiện nay. Hiện HSBC đang nắm giữ 18% vốn tại BVH.

BVH đã lập đáy 25.000 đồng/cp vào ngày 11/9 (mức giảm 67% trong 6 tháng và giảm 40,3% sau sự cố ngày 21/8-ngày thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh gần hết biên độ.


Đồ thị BVH 1 năm qua

Tính từ ngày 11/9 đến nay, BVH đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp với động thái tiết cung, mỗi phiên giao dịch quanh 100.000 đơn vị. Đến ngày 18/9, trong khi nhóm ngân hàng bị bán sàn khối lượng lớn, BVH vẫn có lúc tăng trần, khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị và chỉ giảm nhẹ 200 đồng vào cuối phiên.

Điều gì đã khiến cho BVH trở nên hấp dẫn như vậy?

Lực đỡ từ khối ngoại

Khi BVH rơi xuống mức đáy 25.000 đồng/cp ngày 11/9, ngày 12/9 cầu bắt đáy BVH tăng đột biến trở lại. Tuy nhiên trong 4 phiên tăng trần của BVH sau đó, hoạt động tiết cung trên thị trường đã khiến khối ngoại không thể mua được BVH, và các lệnh mua đa phần là từ khối nội.

Đến ngày 18/9, NĐT nội chốt lời BVH thì khối ngoại mua vào 1 triệu cổ phiếu BVH trong phiên này (khối lượng mua ròng là 884.790 cổ phiếu), ngày tiếp theo, khối ngoại mua vào 667.000 cổ phiếu (mua ròng 403 nghìn cp), BVH tiếp tục tăng trần 2 phiên sau đó.

Tại sao khối ngoại gia tăng mua BVH? Trước hết từ việc thay đổi tỷ trọng danh mục của các quỹ ETF, 3 quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam là Market Vector ETF (VNM), FTSE Vietnam Index và mới nhất là quỹ iShares đều có BVH trong danh mục.


Tỷ trọng mới Tỷ trọng cũ
Ishares 0.08% n/a
FTSE Vietnam Index (*)
2.22% 2.64%
VNM 6.50% 4.34%
(FTSE công bố tỷ trọng 1 tháng/lần, số liệu tỷ trọng mới lấy tại ngày 18/9 theo danh mục từng ngày)

Trong đó VNM tăng tỷ trọng BVH từ 4,34% lên 6,5% (mua thêm vào khoảng 4,3 triệu cổ phiếu). Cơ cấu thay đổi trong danh mục của VNM bắt đầu từ 24/9 do đó quỹ này có 1 tuần để mua vào BVH và cơ cấu lại danh mục theo tỷ lệ điều chỉnh.

Ishares công bố nắm tỷ trọng 0,08% BVH trong danh mục quỹ (vốn ban đầu 11,3 triệu USD) nhưng thực tế vừa qua iShares đã giải ngân hết vào 6 cổ phiếu là CTG, MSN, VIC, STB, DPM, VCB mà chưa giải ngân vào BVH.

Trong khi đó, FTSE lại đang bán ra BVH khi tỷ trọng BVH trong danh mục của FTSE tại thời điểm 14/9 giảm xuống còn 2,22% so với con số 2,64% ngày 6/9.

Khối nội bắt đáy

KLGD bình quân trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9 của BVH đã tăng đáng kể so với tháng 7, bình quân mỗi phiên BVH giao dịch từ 600- 700 nghìn cổ phiếu, và trong 10 phiên đầu tháng 9, khi BVH rơi từ 31.800 đồng/cp xuống 25.000 đồng/cp, đa phần do cầu nội bắt đáy bởi lúc này khối ngoại bán ròng BVH.

Kết quả kinh doanh của BVH

6 tháng 2012, BVH lãi ròng 679 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ 2011, còn lợi nhuận trước thuế đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 57% cùng kỳ 2011.

Lợi nhuận của BVH chủ yếu đến từ hoạt động tài chính (1.112 tỷ) trong khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm lỗ hơn 227 tỷ đồng.

Theo giải trình của BVH, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 của Tập đoàn tăng mạnh là do tập đoàn đã hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính 130 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2012 ngân hàng Bảo Việt đi vào hoạt động ổn định và có tăng trưởng cao (lợi nhuận thuần hoạt động ngân hàng năm 2012 tăng trưởng 25% trongq úy 2 và 19,63% trong 6 tháng đầu năm 2012).

Tiền và tương đương tiền của BVH tại thời điểm 30/6/12 đạt gần 4.240 tỷ đồng, giảm hơn 1000 tỷ so với đầu năm (do BVH góp vốn vào BaoVietbank), tổng các khoản phải thu là hơn 3.700 tỷ, tăng 340 tỷ so với đầu năm.

BVH đang cho vay 5.758 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 4,3% (nợ có khả năng mất vốn là 84,35 tỷ đồng).

Tiền gửi của khách hàng đạt gần 7.660 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm.

BVH đầu tư tài chính ngắn hạn 12.032 tỷ đồng (dự phòng 639 tỷ), trong đó 79% là tiền gửi có kỳ hạn, 12% là trái phiếu (940 tỷ là trái phiếu doanh nghiệp), 9% là cổ phiếu niêm yết.

BVH đầu tư dài hạn 18.995 tỷ trong đó đầu tư vào công ty liên kết 360 tỷ, đầu tư trái phiếu 15.264 tỷ (chiếm 79,35% danh mục dài hạn).


..........................................
Lưu ý của CafeF
: Bài nhận định, phân tích dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy để nhà đầu tư tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về mọi quyết định đầu tư dựa trên thông tin nêu trên.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên