MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp lực bán tăng mạnh, VnIndex mất mốc 540 điểm

Giao dịch thỏa thuận trong phiên đáng chú ý với hơn 8 triệu đơn vị EIB và 7,8 triệu đơn vị CII. Giao dịch của CII được khối ngoại mua và nhiều khả năng xuất phát từ quỹ VIAC (No.1) Limited Partnership.

Càng về cuối phiên giao dịch, áp lực bán trên thị trường càng gia tăng. Với việc các cổ phiếu vốn hóa lớn như DCM, GAS, VIC, VNM, HSG, BVH... đồng loạt giảm mạnh đã khiến thị trường thiếu đi trụ đỡ và hệ quả là toàn thị trường đã có phiên giảm điểm khá mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch, VnIndex giảm 12,22 điểm (2,22%) xuống mức 538,91 điểm. Như vậy với phiên giảm điểm mạnh này, VnIndex đã thủng tiếp ngưỡng hỗ trợ tâm lý 540 điểm.

Cùng chịu chung áp lực bán tháo, HNX-INDEX giảm 1,8 điểm (2,19%) xuống mức 80,47 điểm. Việc thị trường bị bán tháo đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh hơn.

Thanh khoản trển cả 2 sàn đã được cải thiện hơn so với phiên trước đó khi đạt 172 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 2.466 tỷ đồng. Số mã giảm điểm thể hiện sự áp đảo khi có tới 354 mã, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 80.

Hầu hết các nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, dầu khí, thủy sản… đều chịu chung áp lực điều chỉnh mạnh trong phiên. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một vài cổ phiếu có giao dịch tích cực như TVS, TMT, HHS, NHP…

Trên Hose, khối ngoại mua vào mạnh ở CII, BID, VCB, DXG…, trong khi đó, trên HNX, họ mua ròng chủ yếu ở UNI, CEO, SHB, KLS và bán ròng PVS, LAS…

Giao dịch thỏa thuận trong phiên đáng chú ý với hơn 8 triệu đơn vị EIB và 7,8 triệu đơn vị CII. Giao dịch của CII được khối ngoại mua và nhiều khả năng xuất phát từ quỹ VIAC (No.1) Limited Partnership.


Mở cửa phiên giao dịch buổi chiều, áp lực bán đã gia tăng mạnh khiến thị trường giảm điểm rất nhanh. GAS đang là cổ phiếu có ảnh hưởng mạnh nhất tới thị trường, chính vì vậy việc cổ phiếu này giảm mạnh đã kéo theo sự đi xuống của thị trường. Thậm chí tại thời điểm 13h30’, GAS đã giảm xuống mức giá sàn và điều này khiến thị trường chao đảo theo.

Tại thời điểm 13h45’, VnIndex giảm 11,52 điểm (2,09%) xuống 539,61; HNX-Index giảm 1,4 điểm (1,7%) xuống mức 80,79 điểm.

Toàn thị trường có đến 353 mã giảm giá, trong khi đó chỉ có 56 mã tăng điểm.


Sau những phút đầu giao dịch khá tích cực thì càng về cuối phiên sáng, áp lực bán lại tiếp tục gia tăng trên toàn thị trường.

Tại thời điểm 10h55', VnIndex đã giảm 4,39 điểm (0,8%) xuống 546,74; Tình cảnh tương tự cũng xảy ra trên sàn Hà Nội khi HNX-Index giảm 0,4 điểm (0,48%) xuống 81,88 điểm.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau những phút giao dịch đầu phiên khá tích cực thì hiện tại cũng đã điều chỉnh theo xu thế chung của thị trường.


Phiên giao dịch hôm qua đã chứng kiến sự phục hồi của thị trường sau chuỗi ngày điều chỉnh. Tuy nhiên có thể nhận thấy là thanh khoản vẫn chưa thực sự được cải thiện, điều này cho thấy sự thận trọng vẫn đang được duy trì trên toàn thị trường.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 4, thị trường vẫn chưa thể hiện được sự bứt phá. Thanh khoản trên toàn thị trường vẫn đang duy trì ở mức thấp. Đây cũng là điều dễ hiểu khi khối ngoại vẫn đang tiếp tục bán ròng, mặc dù đà bán đã thu hẹp đi.

Thông tin chỉ số PMI tháng 3 của Việt Nam được ngân hàng HSBC công bố đạt 50,7 điểm, mặc dù vẫn duy trì trên mốc 50 nhưng đã suy yếu hơn những tháng gần đây. Thông tin này được đưa ra chưa tạo nên sự biến động nào trên thị trường.

Tại thời điểm 9h30', VnIndex tăng nhẹ 0,27 điểm (0,05%) lên mức 551,4; tương tự HNX-Index cũng đang tăng nhẹ 0,02 điểm (0,03%) lên 82,3 điểm.

CII là cổ phiếu khá đáng chú ý khi ngay đầu phiên, khối ngoại đã mua vào 2 triệu đơn vị và hiện tại CII đang tăng nhẹ 100 đồng lên 18.600 đồng.

Cổ phiếu DCM sau phiên giao dịch đầu tiên không thực sự thành công tiếp tục giảm nhẹ 100 đồng trong những phút đầu phiên giao dịch.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán SSI, KLS, TVC, VND... tăng điểm nhẹ đầu phiên và là nhóm cổ phiếu thu hút sự chú ý trên thị trường vào lúc này.

Hoàng Anh

Hoàng Anh Tú

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên