MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khối ngoại chỉ mua ròng 30 tỷ trên HOSE trong phiên VN-Index giảm 11,6 điểm

Mọi sự tập trung đang hướng về nhóm cổ phiếu vốn được kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định TPP. Sau tin vòng đàm phán từ Hawaii thất bại, lo ngại đã trở thành sự thật khi các cổ phiếu này lao dốc mạnh.

VN-Index đã có sự phục hồi đáng kể trong khoảng thời gian lúc 2h khi "chỉ" giảm hơn 8 điểm từ mức giảm 15 điểm trong buổi sáng. Dù vậy, lực cầu tăng lên nhưng không thể chống đỡ với áp lực bán ra mạnh, VNIndex kết phiên vẫn giảm 11,59 điểm còn 609,47 điểm tương đương giảm 1,87%. HNIndex còn mất điểm mạnh hơn khi giảm 1,82 điểm còn 83,31 điểm tức giảm 2,13%.

Những mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là FLC, SSI, CII, MBB, SBT, ASM….

Với 5,6 triệu cổ phiếu VIC tương đương 241,8 tỷ đồng được giao dịch thỏa thuận, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 2.707 tỷ đồng và trên HNX là 601 tỷ.

Những tưởng trong những phiên giảm điểm mạnh như thế này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua vào đột biến. Tuy nhiên, khối ngoại đã mua ròng phiên thứ 3 trên HOSE nhưng giá trị chỉ gần 30 tỷ chủ yếu qua thỏa thuận. Tại sàn Hà Nội, khối này lại bán ròng hơn 11 tỷ trên HNX.


11h22, VN-Index “đi” 15 điểm với màu đỏ tràn ngập bảng điện tử.  Nhà đầu tư bắt đầu hướng về ngưỡng hỗ trợ trước mắt là 600 điểm, còn ngưỡng mạnh hơn nữa là 580. Tuy nhiên, trong những phút cuối của phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số đã hồi lại đôi chút và khi kết thúc, VN-Index tạm giảm 11,43 điểm còn 609,63 điểm khi VCB giảm 3,3%; GAS giảm 0,8%. BVH đã chạm sàn.

HNX-Index giảm tới 2,03 điểm tương đương 2,39% với ACB giảm 3,7%, PVS giảm 3,1% và chỉ có 39 mã đang tăng điểm.

Dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên sàn HOSE cho đến lúc này là SSI, FLC, MBB, CTG, NT2, BID… nhưng đều giảm điểm trên dưới 2%. Trong những mã được giao dịch nhiều, chỉ có ASM và CII tăng điểm.

Còn trên sàn Hà Nội, chỉ còn FIT đang tăng 1,7% và được nước ngoài mua vào.

Về phía giao dịch thỏa thuận, Cổ phiếu NVB của ngân hàng Quốc Dân được thỏa thuận 6,4 triệu đơn vị tương đương 41,6 tỷ đồng tại mức giá 6.500 đồng/cp.

Thanh khoản hiện tại đạt 75 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 1.481 tỷ đồng trên HSX và 35,2 triệu cổ trên HNX với 382 tỷ đồng.


Đến 11h, thị trường tiếp tục giảm sâu 8 điểm còn 613 điểm tương đương mất đi 1,28%. Các cổ phiếu TTP vẫn chưa có dấu hiệu gì để có thể thoát được giá sàn phiên hôm nay khi mà dư bán sàn TCM hơn 1 triệu cổ phiếu, HVG hơn 600.000 cổ, TNG hơn 220.000 cổ phiếu.

Thị trường tràn ngập màu đỏ, số mã còn xanh được chỉ có rất ít. ASM nổi bật với mức tăng 500 đồng lên 9.300 đồng. Trong nhóm đầu cơ, FIT đang tăng điểm khá tốt với thanh khoản đến 11h là hơn 3,2 triệu đơn vị.

CII cũng gây được sự chú ý khi có mức tăng 500 đồng lên 26.500 đồng, thanh khoản hơn 1,1 triệu cổ phiéu. Một công ty liên quan là NBB cũng đang tăng 300 đồng lên 23.800 đồng.

MHC cũng là một trong những sắc xanh hiếm hoi dù chưa có thông tin hỗ trợ nào.

Trong khi các mã trụ cột đều giảm điểm thì MSN lại bất ngờ tăng 2.000 đồng lên 92.000 đồng.

Trên sàn HNX có vài mã cổ phiếu đang xanh nhẹ như PIV tăng 2.100 đồng; TH1 tăng trần; VDS tăng trần…tuy nhiên thanh khoản khá ít.


Thị trường vừa mở cửa đã nhuộm đầy sắc đỏ.

Sau hơn 10 phút mở phiên, chỉ số HNX-Index đã giảm mạnh và dến 9h30, đã giảm gần 1 điểm còn 84,18 điểm với 79 mã đỏ/28 mã xanh.

Trên HOSE, lệnh bán ATO được đưa vào khá mạnh. Kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ, VN-Index giảm hơn 7 điểm, tương ứng 1,19% về chỉ còn 61,65 điểm với 130 mã đang giảm. Khối lượng giao dịch ở mức gần 10 triệu. Đến 9h30, chỉ số đã giảm 6,86 điểm còn 614,2 điểm.

Mọi sự tập trung đang hướng về nhóm cổ phiếu vốn được kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định TPP. Sau tin vòng đàm phán từ Hawaii thất bại, lo ngại đã trở thành sự thật khi các cổ phiếu này lao dốc mạnh. HVG giảm sàn nhưng đã phục hồi về mức giá đỏ. Trong khi đó, TCM và TNG đang giảm sàn.

Cổ phiếu CII giữ được sắc xanh tại 3 mức giá mua tốt nhất, có lẽ là nhờ thông tin khả quan trong ngày cuối tuần vừa qua. Theo đó, Nghị quyết HĐQT của CII đã thông qua dự báo kết quả lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2015 và cả năm 2015 lần lượt là 734 tỷ đồng và 905 tỷ đồng. HĐQT CII cũng sẽ triệu tập ĐHCĐ bất thường lần 1 năm 2015 để thông qua việc nới room lên mức tối đa theo quy định của pháp luật.

Cổ phiếu mới lên sàn DGW cũng được quan tâm mua mạnh.

Cổ phiếu ASM tiếp tục gây được sự chú ý khi tăng 500 đồng lên sát giá trần 9.400 đồng. Trước đó, cổ phiếu này đã có 2 phiên tăng trần liên tục.

Hải Long

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên