MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải mã “đột biến” trong thị phần môi giới các CTCK năm 2013

Khi cuộc chơi càng khốc liệt, càng nhiều CTCK nhỏ rời thị trường thì các CTCK lớn càng bành trướng. Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất năm 2013 chiếm hơn 65% thị phần toàn thị trường.

Năm 2013, HSC vẫn tiếp tục giữ ngôi vương về thị phần môi giới chứng khoán với 13,28% thị phần cả thị trường, tiếp theo là SSI với thị phần 10,63%, chứng khoán Bản Việt (VCSC) đạt 6,97%, top 3 CTCK này đã nắm giữ 30,88% thị phần của cả nước.

Điều này có được là nhờ thị phần giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty này gần như thâu tóm toàn thị trường. Thị phần môi giới nhà đầu tư nước ngoài tại SSI gần 32%, tại HSC khoảng 25%, Bản Việt cũng có lợi thế mạnh về nhà đầu tư tổ chức.


Năm 2012

Q1/2013

Q2/2013

Q3/2013

Q4/2013

Năm 2013

HSC

11.77%

13.82%

12.57%

14.14%

12.84%

13.28%

SSI

9.97%

10.66%

11.47%

9.72%

10.55%

10.63%

VCSC

4.47%

5.90%

6.04%

8.31%

7.64%

6.97%

ACBS

7.92%

6.73%

6.63%

6.44%

6.53%

6.53%

VnDirect

3.42%

5.10%

4.79%

4.94%

6.21%

5.31%

MBS

3.81%

4.65%

4.77%

4.76%

5.90%

5.07%

MBKE

5.21%

4.67%

4.51%

4.74%

4.49%

4.59%

FPTS

3.37%

4.21%

4.10%

3.94%

4.42%

4.19%

BSC

N/A

 

 

 

3.31%

3.03%

VCBS

N/A

 

 

 

3.46%

3.00%

Thị phần môi giới của các CTCK trong top 10

Theo tìm hiểu của chúng tôi các quỹ ETF như FTSE và Market Vector đặt tài khoản chủ yếu tại các CTCK lớn như SSI, HSC, Bản Việt, Maybank KimEng, ACBS...Trong năm 2013 vừa qua, giá trị giao dịch mua của khối ngoại bình quân chiếm 17% giao dịch toàn thị trường, giá trị bán bình quân đạt 15% giao dịch toàn thị trường, trong đó những tháng cao điểm cơ cấu danh mục của quỹ ETF như tháng 3,6,9,12, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có thời điểm chiếm 23% giao dịch toàn thị trường.

Một CTCK muốn có thị phần môi giới lớn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: thương hiệu, khách hàng, số lượng môi giới, chính sách hỗ trợ giao dịch (có vốn lớn để hỗ trợ cho vay margin, công nghệ,..).

Sự phân hóa mạnh mẽ trong thị phần nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần thay đổi miếng bánh thị phần tại các CTCK lớn.

Top 4 và 5 thị phần sàn HoSE năm 2013 là chứng khoán ACBS (6,53%) và VNDirect (5,31%), trong khi thị phần của ACBS giảm 17,55% so với năm ngoái (từ 7,92% xuống 6,53%) thì thị phần của VNDirect tăng 55% so với năm trước (từ 3,42% năm 2012 lên 5,31% năm 2013).

Nếu trước đây VnDirect chủ yếu chiếm thị phần cao trên sàn Hà Nội thì trong năm 2013 công ty này mở rộng quy mô, đẩy mạnh phát triển khu vực phía Nam (tuyển thêm gần 70 nhân viên trong 9 tháng), nên đã tăng đều cả thị phần của HoSe và HNX.

Việc mở rộng quy mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị phần của các CTCK, số nhân viên của HSC là hơn 500 người, SSI hơn 400 người và VNDS  có số nhân viên hơn 300 người.


Các CTCK có số nhân viên lớn nhất thị trường (FPTS, VCBS, VCSC không công bố số lượng nhân viên)

Đứng thứ 6 là MBS, năm nay là năm “hồi sinh” của MBS khi công ty này đã tăng thị phần từ 3,81% lên 5,07% (mức tăng 33%). Trả lời báo giới đầu năm 2013, lãnh đạo MBS cho biết khách hàng của MBS có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, trong giai đoạn 2011, 2012 khi thị trường khó khăn, các khách hàng này chọn giải pháp ngủ đông, đến năm 2013, khi thị trường có cơ hội kiếm lời, MBS sẽ trở lại và gia tăng thị phần. MBS đang thực hiện các giải pháp tái cấu trúc công ty (hợp nhất với VITS, xóa lỗ lũy kế), rất có thể trong năm 2014, các CTCK trong Top 5 sẽ phải đề phòng MBS.

Top 7 và 8 là Maybank KimEng và FPTS
, mặc dù thị phần của FPTS tăng so với năm 2012 (từ 3,37% lên 4,19%) nhưng năm 2013 là một năm FPTS tỏ ra khá thận trọng, lợi nhuận 9 tháng của FPTS đạt 64,7 tỷ, giảm 42% so với năm trước, công ty cũng không có kế hoạch mở rộng quy mô trong năm nay. Năm 2013, FPTS nhận tài khoản từ chứng khoán Sao Việt đã bị giải thể. Trong khi đó, Maybank KimEng chuyển từ CTCP sang công ty TNHH 100% vốn nước ngoài và chủ yếu tập trung phát triển mảng môi giới.

Hai "tân binh" trong top 10 là VCBSBSC. Chúng tôi dùng chữ "tân binh" trong ngoặc kép vì đây là hai CTCK có truyền thống lâu đời trên TTCK Việt Nam. Giai đoạn 2006-2008, BSC và VCBS phát triển rất mạnh nhưng sau đó bị khá nhiều CTCK "đàn em" qua mặt. VCBS được biết đến chủ yếu nhờ chiếm thị phần giao dịch lớn trong mảng trái phiếu, đến quý 4/2013 này 2 CTCK trên mới tăng tốc và lọt vào top 10 với thị phần lần lượt đạt 3,03% và 3%.

Về thị phần trái phiếu, VCBS đạt thị phần 45.63% trong quý 4 và 29,90% trong năm 2013, lần lượt xếp thứ nhất quý 4 và thứ 2 trong cả năm 2013.


Thị phần môi giới CTCK sàn HoSE năm 2013

Top 10 chưa hẳn đã lãi lớn

Tuy nhiên nếu nhìn vào KQKD thì chưa hẳn các CTCK trong top 10 môi giới đã hoạt động tốt, nhìn vào các CTCK có KQKD lớn nhất 9 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận của BSC còn khá khiêm tốn, MBKE thậm chí còn bị lỗ. (*) Số liệu VCBS là ước cả năm 2013, MBS công bố hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.

 CTCK 9T2013 9T2012 So sánh
SSI 350.22 301.08 16%
ACBS 186.14 142.41 31%
HSC 180.32 208.07 -13%
VNDS 117.65 70.09 68%
TechcomSC 99.91 63.27 58%
KLS 97.62 -41.54 n/a
SBS 97.42 -129.62 n/a
VCBS* 67.00 37.85 77%
FPTS 64.76 111.07 -42%
VCSC 48.85 42.12 16%
BSC 9.23 47.5 -0.80568
MBKE -10.42 24.71 -142%

Dư nợ cho vay margin tăng rất mạnh vào cuối năm 2013

Nếu nhìn vào dư nợ margin tại các CTCK cũng thấy một phần nào quy mô giao dịch tại các công ty trong Top 10. Theo số liệu đến hết quý 3/2013, dư nợ cho vay margin tại HSC lên đến hơn 900 tỷ đồng, gấp đôi thậm chí gấp 3-5 lần các CTCK khác.

Tuy nhiên số liệu này là số liệu chốt tại ngày 30/9, theo tìm hiểu của chúng tôi tại các CTCK, dư nợ cho vay margin tại các CTCK lớn như VNDS, Bản Việt, HSC, SSI..đều tăng rất mạnh trong 2 tháng cuối năm, thậm chí có CTCK dư nợ cho vay margin tăng gấp đôi so với thời điểm cuối tháng 9.


Dư nợ margin tại các CTCK Top 10
(*):Số liệu phải thu khách hàng về giao dịch chứng khoán (bao gồm cho vay margin, ứng trước...)

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên