MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kết quả kiểm toán: Mong manh ranh giới lãi- lỗ

Mùa báo cáo năm nay chênh lệch số liệu sau kiểm toán trở thành sự kiện nóng do số lượng các DN có chênh lệch nhiều. Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường thêm "sứt mẻ".

Chưa hết ‘shock’ vì những con số giảm trên 20% sau kiểm toán của nhiều doanh nghiệp, thị trường tiếp tục ngỡ ngàng với những trường hợp đang lãi trở thành lỗ.

Luồng sự kiện ''Nóng'' chênh lệch sau kiểm toán

Ranh giới Lãi-Lỗ

DDM: Cùng với việc báo lỗ 74,32 tỷ đồng sau kiểm toán cách xa so với mức lãi 473 triệu đồng trước đó, DDM bị HoSe đưa vào diện cảnh báo. Khó có thể xác định được nhà đầu tư thiệt hại bao nhiêu từ những thông tin này nhưng có thể dùng từ ‘mất lòng tin’ để nói về cảm xúc của họ. Với vốn điều lệ 122,44 tỷ đồng, mức lãi 473 triệu đồng trước kiểm toán đã là con số gây thất vọng chứ không nói đến con số lỗ ‘khủng’ sau kiểm toán.

MAC: Sau kiểm toán, doanh thu điều chỉnh tăng hơn 1 tỷ đồng nhưng các chi phí khác tăng mạnh hơn mức tăng của doanh thu khiến công ty lỗ 93 triệu đồng năm 2010 trong đó phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ là 44 triệu đồng.

Những con số tăng hiếm có

PVT: Lợi nhuận ròng sau kiểm toán năm 2010 của PVT đạt 75,06 tỷ đồng, tăng 39,28% so với công bố trước đó. Điều đáng chú ý là LNTT của riêng công ty mẹ giảm 102 tỷ đồng từ 111,53 tỷ đồng xuống còn 9,62 tỷ đồng sau kiểm toán.

Như vậy, trên cả 2 báo cáo kiểm toán của công ty mẹ và hợp nhất của PVT, mọi chỉ tiêu kế toán đều thay đổi đến chóng mặt.

CSC: LNTT sau kiểm toán của công ty đạt 37,14 tỷ đồng, tăng 20,8 tỷ đồng tương đương mức tăng 127,3% so với mức 16,34 tỷ đồng đạt được trước đó do khoản lãi từ liên doanh liên kết.

PVA: Nhờ chênh lệch khoản thuế Thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại, LN ròng năm 2010 sau kiểm toán của PVA tăng 9,39%.

Giảm lãi, tăng lỗ

Mùa báo cáo năm nay nhiều DN bị chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán theo chiều hướng xấu đi không khỏi khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi liệu có "ý đồ" gì?

VMG: Ngay sau thông tin mức lỗ sau kiểm toán tăng lên gấp đôi, VMG bị HNX đưa vào diện cảnh báo. Nhà đầu tư gần như không kịp trở tay ‘thoát hàng’.

VFR: LN ròng sau kiểm toán giảm 17%. Một trong những nguyên nhân khiến LN của công ty giảm là do khoản Lợi nhuận khác (có thể là lợi nhuận từ việc bán Dự án 22 Phạm Ngọc Thạch) giảm.

SDU: Lợi nhuận sau kiểm toán giảm 40,85% còn 25,01 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 44,41 tỷ đồng và giá vốn giảm 33,29 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm 11,14 tỷ đồng.

MSN: Sau kiểm toán LNTT giảm 389 tỷ đồng tương đương mức giảm 12.4% chủ yếu do khoản Lợi thế thương mại từ Dự án Núi Pháo giảm từ 1.615 tỷ xuống 1.240 tỷ đồng. 

Còn hàng loạt các doanh nghiệp khác báo lợi nhuận sau thuế giảm sút sau kiểm toán như NVT, SRB, HLA, HBB, HJS, VIX, QCG, VNH, LUT....với mức giảm trên 10%.

Bên cạnh các doanh nghiệp báo tăng/giảm lợi nhuận, mùa báo cáo kiểm toán năm nay còn ''nóng'' vấn đề ngoại trừ trong ý kiến kiểm toán như PDC bị kiểm toán lưu ý khoản nợ phải thu khó đòi 44,52 tỷ đồng; DLR bị ngoại trừ việc ghi nhận doanh thu từ dự án KCC Yerlin; SHC với khoản trích lập do chìm tàu Phú Tân...


Minh Thành

thanhhuong

Trở lên trên