MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi cổ đông lớn thích “lướt sóng”

Đăng ký là một chuyện, nhưng có giao dịch hay không lại là chuyện của các quỹ đầu tư.

Các nhà đầu tư thường hay quan tâm đến giao dịch của các cổ đông nội bộ công ty, hay các quỹ đầu tư bởi họ thường giao dịch với khối lượng lớn, các động thái mua hay bán cổ phiếu của nhóm này sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu trong thời gian sau đó.

Tuy nhiên việc xác định giá lên hay xuống trong thời gian này rất khó, bởi các nhà đầu tư lớn thường thích lướt sóng cổ phiếu hơn là mua nắm giữ hoặc bán toàn bộ cổ phiếu. Bởi trong tình hình hiện tại, bán mạnh cổ phiếu càng bị lỗ, còn mua thì cũng ko xong.

NĐT lớn chọn giải pháp “lướt sóng” cổ phiếu thay vì mua đứt bán đoạn, bởi nếu đăng ký bán ra trong thời điểm thị trường "ế ẩm" như hiện nay sẽ không ai mua, tuy nhiên nếu đăng ký vừa mua vừa bán, NĐT nhỏ kỳ vọng sẽ có “sóng nhỏ” đối với cổ phiếu đó và bên bán có thể “lẳng lặng” thoát hàng với giá tốt.

Quỹ đầu tư đẩy mạnh lướt sóng

Từ 27/1 – 28/3/2011, Deutsche Bank AG London đã mua gần 630.000 cp FPT và bán ra hơn 1,156 triệu cp FPT, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ 5,01% xuống 4,74% vốn điều lệ FPT.

Tuy nhiên, giai đoạn này Deutsche Bank AG London đã mua ròng hai cổ phiếu PVD và TDH. Cụ thể, bán gần 670.000 cp PVD và mua vào gần 736.000 cp này, nâng lượng nắm giữ lên gần 10,7 triệu cp PVD tương đương tỷ lệ 5,1%. Bán 122.750 cp và mua hơn 132 nghìn cp TDH, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 5,04%.

Nếu nhìn vào đồ thị giá của FPT, TDH và PVD, Deutche Bank vẫn có khả năng kiếm lời cho dù giá cổ phiếu FPT và TDH giảm liên tục. Đó là bán trước cổ phiếu ở vùng giá cao, và mua lại cổ phiếu ở vùng giá thấp, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tại công ty vẫn được giữ nguyên trong khi tiền mặt tại quỹ tăng lên đáng kể cho khoản chênh lệch giá. Trong 3 tháng vừa qua, Vn-Index giảm 5%, FPT đã giảm hơn 20%, TDH giảm 30%, PDV vẫn giữ nguyên giá.

Từ 1/4/2011 đến 26/5/2011, Deutsche Bank AG London đăng ký “lướt sóng” 3 triệu cổ phiếu PVD và 800.000 cổ phiếu TDH.


Giao dịch của các quỹ đầu tư dự kiến trong tháng 3 - tháng 5/2011

Đăng ký là một chuyện, nhưng có giao dịch hay không lại là chuyện của các quỹ đầu tư. Có quỹ đăng ký xong chỉ bán chứ không mua, hoặc cũng có quỹ đăng ký xong không giao dịch bất cứ lệnh mua hay bán nào, tất cả bởi lý do “thị trường không phù hợp”.

Ví dụ Vietnam Investment Fund II, Limited đăng ký lướt sóng 3,5 triệu MPC nhưng không thực hiện bất cứ hoạt động mua bán nào trong thời gian đăng ký; quỹ đâu tư Việt Nam đăng ký lướt sóng 1,5 triệu cp MPC nhưng cũng ko thực hiện hoạt động mua bán nào.

Hay như CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đăng ký lướt sóng 500 nghìn cp PVA từ ngày 06/01/2011 đến ngày 07/03/2011 nhưng đã không mua cổ phiếu nào song lại bán ra hơn 356.100 CP PVA; lý do việc không bán/mua số lượng cổ phiếu đã đăng ký là do diễn biến giá không phù hợp; SHS đăng ký mua và bán tiếp 500.000 cổ phiếu từ ngày 11/03/2011 đến ngày 10/05/2011 để cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Cổ đông nội bộ “gom hàng” giá rẻ

Từ 1/3 đến 28/3/2011, CTCP Điện Gia Lai đã mua 1,2 triệu cổ phiếu SEC; ông Đỗ Quang Vinh đã mua hơn 1 triệu cổ phiếu MCG; Spinnaker Global Emerging Markets đã mua 1 triệu cổ phiếu NVT; PVX đã mua hơn 1 triệu cổ phiếu PTL…

Từ 30/3 đến 18/4/2011, Ông Đường Đức Hòa - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đại Châu (DCS) đăng ký mua 870.000 cp; từ 18/3 đến 18/5/2011, ông Bùi Đình Qúy đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu CTCP Hàng hải Hà Nội (MHC).

Xét cho cùng, dù muốn hay không, thị trường vẫn cần phải có “bàn tay” của các market marker để tạo sóng. Dòng tiền chỉ tham gia vào thị trường khi có sóng lớn. Với tình trạng giao dịch ảm đạm trên thị trường như hiện nay, giao dịch trên hai sàn không nổi 1.000 tỷ đồng thì chỉ số hai sàn khó có thể bứt phá mạnh.

Việc các NĐT lớn, cổ đông nội bộ đăng ký mua vào số lượng lớn cổ phiếu cho thấy họ kỳ vọng giá cổ phiếu đã xuống mức rất thấp và muốn tăng tỷ lệ sở hữu và điều này rất đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên Sở GDCK và UBCK nhà nước cần có chế tài đối với những NĐT đăng ký xong “để đấy”, hoặc tạo thông tin giả tạo để bán cổ phiếu.

Phương Mai

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên