MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lo mất tiền thì đừng hy vọng cổ phần hóa DNNN

CPH và thoái vốn khỏi các ngành kinh doanh chính cũng rất ít có tiến bộ. Lý do được đưa ra là do kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán, sụt giảm, nếu bán cổ phần thì nhà nước mất tiền(!).

Diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2013 đã chính thức được khai mạc tại Tp Nha Trang (Khánh Hòa). Nội dung được đưa ra để bàn luận năm nay là Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại.

Theo nội dung tại hội thảo, Chính phủ đã có đề án và nhiều văn bản liên quan đến nội dung Tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Điều đó thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả của DNNN.

Tái cơ cấu nửa vời

Tuy vậy theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, việc triển khai chưa thực sự khẩn trương; chủ yếu chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước, mà chưa bán ra bên ngoài theo cơ chế thị trường, giá thị trường. 

Nhìn chung, chưa có động lực và áp lực buộc các DNNN, người quản lý DNNN phải tính toán, cân nhắc các chi phí cơ hội; nên tâm lý sợ rủi ro, chờ đợi hoặc trì hoãn, hơn là nỗ lực và sáng tạo nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung váo ngành nghề kinh doanh chính.

Đồng tình với ý kiến này, Nguyên bộ trưởng Bộ Thương mai Trương Đình Tuyển bổ sung thêm, Đề án và các văn bản này mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước khỏi các ngành nghề không phải là ngành nghề kinh doanh chính, phân công lại trách nhiệm thực hiện vai trò chủ sở hữu nhà nước theo hướng lập lại mô hình Bộ chủ quản một thời đã bị bãi bỏ.

Đề án cũng đưa ra danh mục các DNNN nắm giữ 100% vốn, và các DN Nhà nước nắm cổ phần chi phối với tỷ lệ khác nhau nhưng chủ yếu là dựa vào tình hình hiện tại mà thiếu đi cái nhìn dài hạn trước sự phát triển nhanh chóng của KH - CN và sự phát triển của thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng; không định lại vai trò vai trò của DNNN, đặc biệt là của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước trong một nền kinh tế nhiều thành phần.

Ông Tuyển nhấn mạnh, điểm cốt lõi là không áp đặt kỷ luật thị trường lên Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước, tạo dựng môi trường cạnh tranh ở những lĩnh vực ngành nghề mà đang độc quyền kinh doanh hoặc chiếm vị thế thống lĩnh, không đặt ra lộ trình phải công khai minh bạch theo các tiêu chí của công ty niêm yết.

Nếu lo mất tiền thì đừng hy vọng CPH được DNNN

Theo ông Tuyển, công tác cổ phần hoá (CPH) và thoái vốn khỏi các ngành kinh doanh chính cũng rất ít có tiến bộ. Lý do được đưa ra là do kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm, nếu bán cổ phần thì nhà nước mất tiền(!)

Ông Cung bày tỏ lo ngại nếu việc tiến hành vẫn chậm như hiện nay thì vẫn chậm; nếu mục tiêu cổ phần hoá là huy động vốn, thì không hy vọng nhiều trong các năm tiếp theo.

Ý kiến của một số chuyên gia khác cũng cho rằng, DNNN đang sử dụng nguồn lực rất lớn của quốc gia, bao gồm nguồn tín dụng nhưng hiệu quả kém, là khu vực gây ra nợ xấu lớn, lại đang chèn lấn sự phát triển của khu vực tư nhân, là lực cản lớn trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường. 

Chính vì thế muốn việc CPH và thoái vốn được tiến hành nhanh, đúng hạn (năm 2015) thì tư duy và cách làm cần thay đổi. 

“Chúng ta phải thay đổi quan điểm. Thoái vốn không quan trọng là giá bao nhiêu mà là bán được càng nhiều càng tốt. Sau khi thoái vốn xong rồi, các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì cái mà nhà nước thu về sẽ còn được nhiều hơn những đồng vốn bán ra trước đó” – Ông Cung nói. 
Bởi lẽ suy cho cùng, cốt lõi của việc CPH DNNN không chỉ là dừng lại ở mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà kèm theo đó là việc công khai hóa hoạt động, chi tiêu tài chính. 

Còn theo ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nếu không cải cách doanh nghiệp quá yếu ớt, không có thực lực và quản trị kém kéo dài cũng phải được quy luật thị trường thải loại và thiệt hại lúc đấy còn lớn hơn rất nhiều. 
Khánh Linh 

hanhle

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên