MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận 0 đồng và câu chuyện tỷ giá

Hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá vào 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tròn trĩnh 0 đồng, đồng nghĩa với việc SSG sẽ vẫn còn "của để dành" là khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá cho các kỳ tiếp theo.

Như chúng tôi đã đưa tin, mùa báo cáo bán niên có soát xét 2014, Vận tải biển Hải Âu (SSG) đã bất ngờ công bố lợi nhuận 0 đồng.

Lợi nhuận 0 đồng tuyệt đối không phải là chuyện ngẫu nhiên. Vì xác suất xảy ra việc này gần như không có. Vậy, cách hạch toán nào đã khiến SSG và một số doanh nghiệp trước đó như VOS, PPC, HT1,...có được những kết quả kinh doanh tròn trĩnh đến như vậy?

Câu chuyện lại quay trở về vấn đề tỷ giá!

Phỏng vấn kế toán trưởng của một trong các doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận cả năm bằng 0, anh cho biết công công ty P. đã hạch toán theo thông tư 201/2009/TT-BTC, tức kết quả kinh doanh của công ty được điều chỉnh bởi khoản chênh lệch tỷ giá. Theo đó, trong trường hợp lỗ chênh lệch tỷ giá vượt quá lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (về giá trị tuyệt đối), công ty có quyền hạch toán một phần lỗ chênh lệch tỷ giá sao cho lợi nhuận bằng 0. Đáng lẽ ra, nếu không có quy định này, công ty sẽ có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm với sự đóng góp đáng kể của các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, điều kiện mà công ty hoàn toàn không làm chủ được.

Ví dụ, một doanh nghiệp A. lãi từ hoạt động kinh doanh 80 đồng, nhưng lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ lên tới 100 đồng. Thay vì hạch toán lỗ 20 tỷ đồng, công ty có quyền ghi lợi nhuận bằng 0 hoàn toàn bằng cách hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá 80 đồng, 20 đồng lỗ tiếp tục phân bổ vào các năm tiếp theo (không quá 5 năm).

Cũng một công văn khác cũng quy định về việc hạch toán chênh lệch tỷ giá là thông tư 179/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ 10/12/2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế thông tư 201.

Lấy ví dụ doanh nghiệp A nói trên, nếu áp dụng thông tư 179, công ty sẽ phải hạch toán toàn bộ 100 đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và lỗ trước thuế 20 tỷ đồng.

Báo cáo soát xét bán niên của SSG, kiểm toán lưu ý, số dư chênh lệch tỷ giá tại ngày cuối quý 2/2014 do đánh giá lại số dư gốc ngoại tệ nợ phải trả cuối năm 2009 và 2010 theo Thông tư 201 - tiếp tục được phân bổ vào chi phí tài chính trong các năm sau. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá được hạch toán 6 tháng đầu năm 2014 của SSG là 5,2 tỷ đồng. Vì thế, đây được coi là nguyên nhân chính SSG có một kết quả kinh doanh tròn trĩnh đến vậy.

Hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá vào 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tròn trĩnh 0 đồng, đồng nghĩa với việc SSG sẽ vẫn còn "của để dành" là khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá cho các kỳ tiếp theo. Ít hay nhiều phụ thuộc vào biến động tỷ giá trong thời gian tới.

Đây không phải lần đầu tiên SSG báo lãi bằng 0 (sau khi có ý kiến kiểm toán/soát xét). Năm 2011, công ty cũng hạch toán tương tự và lợi nhuận năm 2011 cũng bằng 0. Kiểm toán cho biết tại thời điểm cuối năm, số dư chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư khoản vay dài hạn gốc ngoại tệ để phân bổ cho các năm sau là 11,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, từ năm 2012 trở đi, thông tư 201 không còn hiệu lực, thay vào đó là thông tư 179 như đã nói ở trên. Câu hỏi đặt ra là, tại sao SSG vẫn áp dụng Thông tư 201 cho báo cáo bán niên 2014?

Thực ra, hiệu lực của thông tư 201 là áp dụng với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ năm 2011 trở về trước. Có nghĩa là nếu năm 2011, doanh nghiệp có khoản lỗ chênh lệch tỷ giá quá lớn thì vẫn có thể tiếp tục phân bổ cho các năm tiếp theo - miễn là không quá 5 năm theo quy định. Ở SSG, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá có từ năm 2009 - 2010. Như vậy, SSG vẫn có quyền tiếp tục phân bổ lỗ chênh lệch tỷ giá (nếu có) trong hơn 1 năm tới (hết năm 2015).

>> Báo cáo tài chính - chuyện vui về những số 0
Hoàng Nguyên

thunm

Theo Infonet

Trở lên trên