MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

MBKE: Báo cáo về đề xuất thí điểm mở room 10% ở lĩnh vực không nhạy cảm

Dự thảo về việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đã được Bộ Tài chính hoàn tất việc lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và sắp trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Theo nguồn tin từ Thời báo kinh tế Sài Gòn, dự thảo về việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (“room”) đã được Bộ Tài chính hoàn tất việc lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và sắp trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, ngày 24/7 vừa qua CTCP Chứng khoán Maybank KimEng vừa ra báo cáo chiến lược cho biết việc mở room lần này Bộ Tài chính đã hoàn tất việc lấy ý kiến các bên về việc cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu 10% cổ phần không có quyền biểu quyết ở các công ty niêm yết ngoài ra một điểm mới đó là cho thí điểm mở room nước ngoài thêm 10% có quyền biểu quyết ở một số công ty thuộc các ngành nghề không có điều kiện và không nhạy cảm để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và gia tăng thanh khoản cho TTCK.

Theo MBKE, điều này phải được Thủ tướng chấp thuận mới được thông qua.

Trả lời TBKTSG, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK cho rằng tất cả các ý kiến vẫn đang dừng lại ở mức đề xuất và việc chấp thuận hay không phụ thuộc vào Chính phủ. Ông Bằng cũng cho rằng đề xuất tăng room lần ngày không áp dụng cho ngành ngân hàng.

MBKE cho rằng ngành chứng khoán sẽ được chọn cho đợt thí điểm mở room lần này và hai ứng cử viên Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HCM) có thể là hai ứng cử viên đầu tiên thu hút được sự quan tâm của NĐT nước ngoài.

Tuy nhiên quan điểm của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) về kỳ vọng mở room 10% cho khối ngoại thông qua cổ phiếu không có quyền biểu quyết, theo BVSC Bộ Tài chính sẽ cần phải cân nhắc nhiều trước khi thông qua chính sách này. Bởi các nhà đầu tư nước ngoài nếu mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết chỉ muốn hưởng lợi về mặt tài chính, và họ chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp lớn đã hết room chứ không phải toàn bộ các doanh nghiệp trên thị trường. Do đó tác động của chính sách này không phải doanh nghiệp nào cũng hưởng lợi.

Thứ hai, việc mở room thông qua cổ phiếu không có quyền biểu quyết có thể gây ra tình trạng tại các doanh nghiệp gia đình trị, họ khống chế lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết và phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết, gây ra tình trạng cổ đông đóng góp tài chính lớn không có tiếng nói trong doanh nghiệp trong khi nhóm nắm ít hơn lại đưa ra quyết sách, tạo lợi ích cho công ty sân sau..

Báo cáo chiến lược mở room của MBKE

Hoàng Ly

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên