MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loạt công ty chứng khoán lỗ 3 năm liên tiếp

Hiện tại có 24 công ty khoán đã báo lỗ trong năm 2010 với tổng mức lỗ 574 tỷ đồng.

Tính đến hôm nay (4/4), có 87 công ty chứng khoán đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010. Như vậy còn gần 20 công ty chưa có kết quả kinh doanh.

Trong số những công ty đã báo kết quả thì có 24 công ty bị lỗ trong năm qua với tổng mức lỗ là 574 tỷ đồng.

“Quán quân” lỗ thuộc về KLS với 173 tỷ đồng, đây là công ty chứng khoán duy nhất lỗ trên 100 tỷ đồng.

Tiếp đến là BVS: -92,7 tỷ đồng, Chứng khoán KIS Việt Nam: -57,6 tỷ đồng, Chứng khoán Hải Phòng: -48,7 tỷ đồng, Chứng khoán Vina lỗ 35,4 tỷ đồng…

Tổng cộng có 10 công ty lỗ trên 10 tỷ đồng.
 
Các CTCK đã báo lỗ trong năm 2010
 
Lỗ triền miên

Đáng chú ý là có tới 9 công ty chứng khoán không hề biết đến lợi nhuận kể trong 3 năm liền từ 2008 đến 2010.

Đặc biệt là Chứng khoán Nam Việt (Navis) và Chứng khoán Tầm nhìn (HRS) đã lỗ tới 4 năm liên tục.

Bẩy công ty còn lại KIS Việt Nam, Thành Công, Nam An, Navibank, Miền Nam, Hà Nội và Vina.

Nhiều công ty dù có lợi nhuận trong 2 năm 2009-2010 nhưng vẫn không chưa thể bù đắp được khoản lỗ nặng của năm 2008.

Hiện tại có khoảng 35 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế (LNST chưa phân phối âm). Những công ty có lỗ lũy kế lớn nhất là BVS (-214 tỷ), KLS (-169 tỷ), HPC (-149 tỷ)…

Lỗ lũy kế tăng đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu giảm dần nếu không được tăng vốn.

Chứng khoán Tầm nhìn có vốn điều lệ 45 tỷ đồng, với khoản lỗ 36,2 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu chỉ còn 8,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Rubse, NVS, HSSC… cũng còn rất thấp. 

Các CTCK lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008-2010
 
"Giải cứu"

Trước nguy cơ âm vốn chủ sở hữu do thua lỗ kéo dài, một số công ty chứng khoán đã được “giải cứu” trong thời gian gần đây như:

Chứng khoán Gia Quyền (EPS) được Công ty chứng khoán KIS của Hàn Quốc góp 49%, tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ lên 236,6 tỷ đồng và đổi tên thành Chứng khoán KIS Việt Nam.

Chứng khoán E-Việt (EVS) được tăng vốn từ 35 tỷ lên 161 tỷ đồng và đổi tên thành Chứng khoán Navibank. Theo thông tin từ NVS thì sau khi được tăng vốn với sự tham gia của các cổ đông mới, hoạt động của công ty bắt đầu có lãi.

Chứng khoán Miền Nam tăng vốn từ 40 tỷ lên 340 tỷ đồng.

Trong năm 2010 có nhiều vụ thay tên đi kèm với việc “đổi chủ” khác như: Chứng khoán Viettranimex đổi tên thành Chứng khoán Liên Việt; Chứng khoán Thái Bình Dương đổi tên thành Chứng khoán Trí Việt; Chứng khoán Standard đổi tên thành Chứng khoán Maritime Bank.

Những trường hợp trên cho thấy nhiều ngân hàng chưa có CTCK đã tìm kiếm cơ hội góp vốn vào các CTCK khỏ.

Ngân hàng Đại Tín cũng đã góp vốn vào Chứng khoán Đại Việt và Ngân hàng Phương Nam góp vốn vào Chứng khoán Miền Nam.
 
KAL

duchai

Trở lên trên