Từ
đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán lình xình, biên độ chỉ số giá dao động
hẹp, làm cho nhà đầu tư “lướt sóng” trong nước chán nản. Trong bối cảnh trầm lắng
đó, khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vẫn cần mẫn mua vào những cổ phiếu tốt,
thanh khoản cao để phục vụ cho ý đồ chờ “sóng” hoặc tích lũy đầu tư lâu dài.
Mua ròng 1.600 tỉ đồng
Thống
kê trên sàn TPHCM (HoSE), từ đầu năm đến nay, khối nhà ĐTNN mua ròng với giá trị
khoảng 1.600 tỉ đồng. Những mã nước ngoài mua chủ yếu là VNM, EIB, HAG, BVH,
HPG. Qua đó cho thấy khối nhà ĐTNN đang tin tưởng vào khả năng kinh tế Việt Nam sẽ bật lên
sau suy thoái và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn sẽ làm ăn tốt hơn nữa trong
thời gian tới.
Trong
các phiên giao dịch, nếu thị trường “nóng” thì khối này “nhường sân” cho nhà đầu
tư trong nước, nếu giá cổ phiếu giảm thì họ mua vào. Từ ngày 11-1 về sau, thị
trường rất trầm lắng, tận dụng cơ hội họ mua ròng liên tục 21 phiên liền. Đặc
biệt, trong ngày 3-2, khối ĐTNN gây ấn tượng khi mua ròng hơn 231 tỉ đồng.
Cả
năm vừa qua, khối này chỉ mua ròng 3.325 tỉ đồng, trong khi với 32 phiên giao dịch
từ đầu năm đến nay khối này đã mua ròng 1.600 tỉ đồng (bằng 48% của 2009). Việc
nhà ĐTNN mua ròng trong thời gian thị trường ế ẩm phải chăng là gom hàng để đón
“sóng” trong năm nay?
Mất nhiều thời gian mua
gom
Sau
suy thoái, nhà ĐTNN nhìn rõ hơn về các nền kinh tế trên thế giới và họ dễ dàng
lựa chọn thị trường để đầu tư, trong đó thị trường Việt Nam đang được
nhiều tổ chức tài chính quan tâm. Do có tầm nhìn toàn cầu và kinh nghiệm lâu năm
nên các nhà ĐTNN dễ lựa chọn doanh nghiệp để rót vốn mua cổ phiếu.
So
với quy mô quốc tế, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam còn rất
nhỏ, dư địa hoạt động còn rộng nên khả năng tăng trưởng còn rất mạnh. Cho đến
nay, toàn bộ giá trị vốn hóa sàn HoSE chỉ mới đạt khoảng 500.000 tỉ đồng (tương
đương 26 tỉ USD), chỉ bằng số tiền của Công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú
Warren Buffett (Mỹ) đầu tư mua 77,4% cổ phần Công ty Xe lửa Burlington Northern
Santa Fe cuối năm ngoái.
Với
213 mã niêm yết, tính trung bình chỉ đạt giá trị vốn hóa 123 triệu USD/công ty.
Do lượng cổ phiếu giao dịch hằng ngày trên thị trường thường chỉ chiếm khoảng
1% - 2%/tổng số cổ phiếu lưu hành nên để mua được số lượng đáng kể, nhà ĐTNN phải
mất nhiều thời gian để mua gom. Vì vậy, khi nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi
suy thoái, đi vào phát triển ổn định, họ tận dụng lúc thị trường ế ẩm để tranh
thủ mua vào.
Kỳ
vọng 2010
Mặc
dù hiện tại thị trường đang rất trầm lắng nhưng nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra lạc
quan và kỳ vọng cao vào sự tăng trưởng, sôi động của chứng khoán trong năm
2010.
Ông
Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn
Thương tín, dự báo dòng tiền đổ vào thị trường năm nay sẽ tăng mạnh, thanh khoản
sẽ được cải thiện và VN-Index có thể đạt mức 750 điểm, dòng tiền đầu tư gián tiếp
nước ngoài hứa hẹn tăng trong năm 2010.
Được
biết, tại hội thảo về tài chính do Euromoney tổ chức vừa qua ở Hà Nội, đã có
400/600 khách tham dự là người nước ngoài. Họ quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp
hoạt động trên các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, cao su thiên nhiên, bất động
sản, dược phẩm, hàng tiêu dùng, thực phẩm...
Là
một nhà ĐTNN lâu năm tại Việt Nam,
ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital,
cho biết: “Tôi tin chắc rằng năm 2010 Việt Nam không còn chật vật như năm
2009. Tất nhiên, năm nay vẫn tồn tại những thách thức không nhỏ nhưng khả năng
tác động quá xấu đến tài chính tiền tệ có thể đã bị loại trừ. Song nhà đầu tư cần
theo dõi chặt chẽ lạm phát và biến động về lãi suất cơ bản nhưng không nên quá
lo lắng như năm vừa qua”.
Theo Trần
Phú Minh
NGƯỜI LAO ĐỘNG