MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà nước nắm nhiều cổ phần ở DN lãi cao sẽ không khuyến khích DN khác cổ phần hóa

Nguyên nhân là do sở hữu nhà nước không tạo ra lợi thế và lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn so với khi chưa cổ phần hóa.

Theo TS. Phạm Đỗ Chí và Phan Thanh Hà, nguồn thu lợi tức từ cổ phần của nhà nước và cổ phần hóa DNNN còn lớn. Thực tế thời gian qua, Bộ Tài chính mới thu về ngân sách từ hơn 20 tập đoàn, tổng công ty. Theo kế hoạch, trước mắt Bộ Tài chính sẽ thu từ hơn 100 doanh nghiệp.

Theo số liệu báo cáo của các bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh được Bộ Tài chính công bố, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 260 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước. Việc mở rộng đối tượng và tăng mức thu cần có lộ trình. Nộp lợi tức nên bắt đầu từ mức thấp rồi tăng dần qua các năm.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước quy mô trung bình và lớn thì việc cổ phần hóa nên chú trọng hình thức phát hành thêm vốn để giảm dần tỷ lệ sở hữu của nhà nước qua một vài năm. Quá trình cổ phần hóa theo phương thức này tương đối chậm nhưng dễ thực hiện, ít lực cản, thị trường chứng khoán không bị pha loãng quá mức do cung vượt xa cầu.

Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng vẫn còn tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn và không thuộc diện nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối cũng cần xây dựng lộ trình giảm hết vốn nhà nước, dù đó là doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Việc nhà nước nắm giữ lâu dài tỷ lệ cổ phần lớn ở các doanh nghiệp lãi cao (như Vinamilk) sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khác cổ phần hóa do sở hữu nhà nước không tạo ra lợi thế và lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn so với khi chưa cổ phần hóa.


Thành Hưng

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên