MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhạt nhòa ETF nội

Một số người cho rằng quỹ ETF được niêm yết giúp NĐT đa dạng sản phẩm để lựa chọn đầu tư dài hạn khi rủi ro tương đối thấp mà cơ hội lợi nhuận có thể chấp nhận được.

Vào đầu phiên giao dịch, mã chứng khoán của quỹ ETF nội được ký hiệu là E1VFVN30 cũng có giao dịch ấn tượng tăng trần nhưng không thể duy trì được lâu và bị bán ra mạnh.

Sau bao "mơ ước, khát vọng", vào ngày 6/10, chứng chỉ quỹ ETF nội đã chính thức được giao dịch. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư (NĐT) chuyên nghiệp hay không chuyên đều chưa hiểu hết mọi hoạt động của quỹ nhưng chỉ cần mua bán như mã cổ phiếu là tăng thì mua, giảm thì bán là thì họ giao dịch. Còn lại các phân tích, tìm hiểu về tiềm năng, lợi nhuận thì thì tính sau.

Tăng mạnh, rồi sụt giảm

Một số người cho rằng quỹ ETF được niêm yết giúp NĐT đa dạng sản phẩm để lựa chọn đầu tư dài hạn khi rủi ro tương đối thấp mà cơ hội lợi nhuận có thể chấp nhận được.

Trong phiên giao dịch đầu tiên, E1VFVN30 đã có hơn 1 triệu chứng chỉ quỹ được giao dịch thành công. Vào đầu phiên giao dịch, chứng chỉ quỹ này đã tăng trần, nhưng sau đó đã bị bán ra rất mạnh và cuối phiên chỉ còn tăng nhẹ 0,2 điểm.

Đây cũng là thành quả tốt trong lúc các NĐT cá nhân đang chăm chú lao vào cổ phiếu nóng, mang tính thị trường, đầu cơ nên chứng chỉ này ít được chú ý. Thực tế, với qui mô niêm yết ban đầu chỉ là 20,2 triệu chứng chỉ, chỉ ngang với doanh nghiệp nho nhỏ đang niêm yết trên sàn, thì khả năng tác động vào thị trường là không có.

Thông thường giá của chứng chỉ quỹ ETF luôn bám sát giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ và rất ít đột biến, nên khả năng hấp dẫn NĐT cá nhân nhỏ lẻ là không cao.

Trong bối cảnh hiện tại, quỹ này dựa theo nhóm cổ phiếu VN30, nhưng các cổ phiếu này đang trong chu kỳ ổn định, chưa có dấu hiệu tăng thì quỹ ETF nội cũng không có nhiều triển vọng tăng trưởng.

Một kỳ vọng duy nhất là thời điểm chứng chỉ ETF chào sàn là lúc doanh nghiệp niêm yết của các ngành như bất động sản, chứng khoán, thủy sản, dệt may, dầu khí dự báo là sẽ có doanh thu và lợi nhuận đột biến.

NĐT chỉ muốn lợi nhuận cao mà lại không chấp nhận rủi ro lớn

Theo đó, tài sản ròng của các cổ phiếu mà ETF đầu tư vào sẽ tăng và giá chứng chỉ tăng. Về lâu dài, nếu giá của cổ phiếu có thể là tăng, thì tài sản ròng của quỹ tăng mới có thể kéo theo giá chứng chỉ tăng để thu hút dòng tiền mới đổ vào đây.

Sau khi quỹ ETF nội được thành lập và đi vào hoạt động, kỳ vọng lớn nhất từ nhà đầu tư nước ngoài có thể gián tiếp thông qua quỹ để mua cổ phiếu đã hết room. Nếu nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh chứng chỉ quỹ ETF, giá chứng chỉ quỹ cũng có thể tăng mạnh giống như cổ phiếu nóng và vượt qua tài sản ròng của quỹ.

Như vậy, nếu bỏ qua các biến động ngắn hạn giống như NĐT nhỏ lẻ chỉ quan tâm mua vào những cổ phiếu đang tăng trưởng mạnh hoặc thu hút dòng tiền thì NĐT dài hạn có thể thu về mức lợi nhuận khá ổn định, nếu chỉ số tăng đều.

Mục tiêu là lâu dài

Tuy nhiên, đầu tư vào chứng chỉ quỹ cũng có rất nhiều rủi ro bởi tác động cung cầu. Nếu thị trường đi xuống, tài sản ròng bị giảm mạnh, NĐT cũng có thể bán tháo chứng chỉ quỹ. Điều đó cho thấy đã bỏ tiền vào đầu tư thì luôn đi kèm giữa lợi nhuận và rủi ro. Rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao. Rủi ro thấp, lợi nhuận sẽ thấp.

Trên TTCK Việt Nam, nhiều NĐT chỉ muốn lợi nhuận cao mà lại không chấp nhận rủi ro lớn. Đó là nghịch lý. Các chuyên gia phân tích, đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF không phải là lựa chọn tối ưu cho những nhà đầu tư năng động.

Chứng chỉ quỹ chỉ dành cho những người thụ động, thích gửi tiết kiệm bỏ tiền vào đây mà thôi. Trong bối cảnh gửi tiết kiệm lãi suất thấp thì bỏ vào chứng chỉ quỹ ETF nội cũng là cách đầu tư an toàn mà có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào.

Có thể nói rằng sản phẩm ETF nội trên TTCK Việt Nam vẫn còn mờ nhạt, chưa đủ hấp lực để thu hút đông đảo NĐT tham gia. Các NĐT nhỏ lẻ vẫn thích theo dõi thường xuyên từng nhịp biến động, tăng, giảm của thị trường.

Nếu đầu tư vào chứng chỉ quỹ rồi ngồi chờ thời như các quỹ đóng của những năm trước là không tăng, không giảm thì đó là sự nhàm chán cho NĐT.

Theo Lê Thuận

thanhhuong

Thời báo kinh doanh

Trở lên trên