MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những ngày giông bão

Đại diện UBCK cho biết sẽ không có sự chần chừ cũng như nhân nhượng với sự thanh lọc bất cứ công ty chứng khoán nào nhằm bảo vệ nhà đầu tư và lập lại niềm tin cho thị trường.

Bộ Tài chính đã đồng ý việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu và sẽ có văn bản phê duyệt vào tuần tới nhằm thúc đẩy tiến độ tái cấu trúc khối công ty chứng khoán.

Giai đoạn phẫu thuật đau đớn và quvết liệt đã bắt đầu - đại diện ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết. Ông nói sẽ không có sự chần chừ cũng như nhân nhượng với sự thanh lọc bất cứ công ty chứng khoán nào nhằm bảo vệ nhà đầu tư và lập lại niềm tin cho thị trường.

Cổ phiếu giá 200 đồng

Bây giờ 200 đồng chẳng mua nổi thứ gì, đến cọng hành ngoài chợ cũng không. Ấy vậy mà người ta có thể lên sàn chứng khoán, mua cổ phiếu của Công ty Chứng khoán SME với giá ấy. Ngày 28-9-2012, SME trên HNX khớp lệnh gần 718.000 đơn vị, thị giá 200 đồng/cổ phiếu.

Theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, SME sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 26-10-2012 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết. Hiện SME chỉ được giao dịch mỗi tuần một phiên vào thứ Sáu, tức còn bốn phiên trước khi rời khỏi sàn. Cứ với đà giảm hiện hành, hai phiên nữa là thị giá SME bằng không.

Một nhà đầu tư bỏ ra 20.000 đồng mua 100 cổ phiếu SME, số tiến chưa trả đủ cho một tô bún ốc vỉa hè, miệng méo xệch tâm sự: ông đặt lệnh sáng hôm đó với ý nghĩ mua để làm kỷ niệm, rằng ông đã chứng kiến giây phút tồn tại cuối cùng của một chứng khoán trên sàn. Trong các phiên gần đây, phiên nào SME cũng rớt giá. Rớt kỷ lục là ngày giao dịch cuối cùng của tháng 9 với mức 33,3%. Tuần tới mức rớt có thể là 50%.

Từ lâu SME đã lỗ hết vốn chủ sở hữu, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc đã bị bắt. Các cổ đông đã trắng tay. SME đã trải qua mọi hình thức xử lý từ cảnh cáo, kiểm soát đặc biệt, rút giấy phép môi giới đến hủỷ niêm yết. Đây là trường hợp điển hình về tái cơ cấu công ty chứng khoán bởi Việt Nam chưa có kinh nghiệm cả về khung pháp lý lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, khi niềm tin vào thị trường đã và tiếp tục đội nón ra đi, không thể nào chậm trễ hơn được nữa.

Kiểm soát đặc biệt bốn tháng

Điểm sửa đổi cơ bản nhất của Thông tư 226 lần này là rút ngắn thời gian kiểm soát đặc biệt một công ty chứng khoán từ sáu xuống bốn tháng.

“Lúc đầu chúng tôi đề nghị rút xuống một nửa, ba tháng, nhưng sau đó bộ kết luận bốn tháng vì cần thời gian để thực hiện các thủ tục” - một quan chức UBCKNN nói.

"Những công ty chứng khoán nào vi phạm quy định công bố thông tin, không nộp báo cáo tài chính đúng hạn sẽ bị đưa ngay vào diện kiểm soát đặc biệt, không cần phải qua các bước nhắc nhở, cảnh cáo như hiện tại. Sau đó hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà doanh nghiệp chưa khắc phục được vi phạm, thì sẽ tạm dừng hoạt động, thí dụ ba hoặc sáu tháng. Trong thời gian tạm dừng, chỉ được phép tập trung vào xử lý yếu kém.

Sở dĩ cơ quan quán lý chưa đình chỉ hoạt động, rút giấy phép ngay các công ty chứng khoán có vấn đề là do phải duy trì pháp nhân để họ trả hết tiền còn nợ nhà đầu tư (kiểu công ty sử dụng tiền trong tài khoản của nhà đẩu tư). Những công ty nào không còn nợ nần nhà đầu tư, sẽ cho giải thể.

Mặt khác, UBCKNN với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính (đã thành lập một hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia kế toán – kiểm toán do bộ cử xuống), nhằm rà soát báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán. Hầu hết báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm của khối công ty chứng khoản đều cho thấy họ đảm bảo các chi tiêu an toàn tài chính, trong khi thực tế lại có dấu hiệu không như vậy.

Hội đồng đã xem xét kỹ các khoản phải thu, phải trả, các khoản nợ, các khoản ký quỹ của khách hàng, đặc biệt những khoản hạch toán khác lạ và phát hiện ra 4-5 công ty không thực hiện đầy đủ các chuẩn mực kế toán. Việc phân loại, giải trình sẽ được tiến hành với từng trường hợp đã phát hiện và khi có kết luận rõ ràng sẽ xử lý ngay.

Trong khi đó Trung tâm Lưu ký cho biết sẽ không nương tay với những công ty vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán. Mới đây, HNX đã đặt Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS) vào kiểm soát đặc biệt và hạn chế giao dịch từ ngày 12-9-2012 do không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, và không hoàn trả tiền vay ký quỹ của trung tâm Lưu ký.

TAS đợt 30-6 vừa qua có lợi nhuận trước thuế âm 91.6 ti đồng. Vài ngày sau đó Trung tâm Lưu ký cũng cảnh cáo Công ty Chứng khoán Cao su do liên tục không xác nhận kết quả giao dịch theo quy định của quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán.

“Chưa bao giờ thanh tra của ủy ban "tuần tiễu” liên tục và hoạt động hết công suất như hiện nay” - một lãnh đạo của Trung tâm Lưu ký khẳng định. Con số đông đảo 105 công ty chứng khoán “chen nhau” trong một thị trường chật hẹp có doanh số giao dịch khớp lệnh chừng 500 ti đổng/ngày vẫn là một thách thức đối với cơ quan quản lý.

Khoảng 15 công ty chứng khoán sẽ ra đi trong những tháng cuối năm vẫn là quá ít so với mục tiêu chỉ nên giữ lại 30 đơn vị. Sẽ còn những đợt thanh lọc sống còn đối vối khối công ty chứng khoán và những ngày dông bão mới chỉ mở màn, nhưng trên hết sự mạnh dạn. quyết liệt đã được nhìn thấy.

Theo Hải Lý
Thời báo kinh tế sài gòn

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên