MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Trần Thanh Tân VFM: Đã diễn ra quá trình thanh lọc với công ty quản lý quỹ

Theo số liệu từ UBCK, trên thị trường hiện có 47 Cty quản lý quỹ (QLQ) với tổng số VĐL là 3.126 tỉ đồng. Các Cty QLQ này quản lý khối tài sản 98.000 tỉ đồng (giảm 1,5% so với cuối năm 2011).

Đến nay có 15 Cty thực hiện quản lý 22 quỹ đầu tư (16 quỹ thành viên, 6 quỹ đại chúng), có 6 quỹ đang tiến hành giải thể do hết thời gian hoạt động, 4 quỹ giảm VĐL. Đến cuối năm 2012, có 4/6 quỹ đại chúng và 11/16 quỹ thành viên có giá trị tài sản ròng tăng so với cuối năm 2011.

Theo thông tin từ UBCK, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra gần 20 Cty QLQ, trong đó hoạt động kiểm tra định kỳ diễn ra tại 10 Cty và 1 NH lưu ký và hoạt động kiểm tra đột xuất diễn ra tại 3 Cty QLQ. UBCK cho biết đã tiến hành xử lý vấn đề uỷ thác vốn của các NH tại Cty QLQ. UBCK cho biết đây là hoạt động cho vay nhưng từ đó lại quay lại NH mẹ và Cty con của NH mẹ. Trên thực tế, hoạt động ủy thác đầu tư được xếp vào nhóm hoạt động tín dụng và cũng phải chịu các quy định về kiểm soát rủi ro như những hoạt động cho vay thông thường khác. Theo một chuyên gia trong ngành thì điều này có thể hiểu theo hai khía cạnh. Một là các Cty QLQ “bí” đầu ra như cách dùng từ của ông này. Bởi khi xem xét cơ cấu đầu tư của các quỹ đầu tư thì thấy khối lượng tiền mặt và khối lượng đầu tư vào CP không có sự chênh lệch quá lớn. Khối lượng đầu tư vào CP niêm yết chiếm 35,28% so với khối lượng tiền mặt là 34,77%. Ngoài ra, trong cơ cấu đầu tư của các Cty QLQ, tỉ trọng đầu tư vào CP chưa niêm yết chiếm 12,17% và trái phiếu 2,5%. Ngoài ra, tài sản khác cũng chiếm tới 15,57%.

Khía cạnh thứ hai xuất phát từ suy luận về việc kiểm soát dòng tiền. Dòng tiền từ NH được ủy thác cho Cty QLQ, sau đó nếu tiền quay lại NH mẹ hay Cty con của NH sẽ tạo ra sự lòng vòng về đường đi của dòng tiền và nếu đọc báo cáo tài chính NĐT khó có thể nhận biết được điều này. Số liệu từ UBCK cho biết, tổng mức ủy thác khoảng 24.000 tỉ đồng. Con số này tương đương khoảng 0,88% so với tổng tín dụng của cả nền kinh tế trong năm qua. Ngoài kiểm tra về hoạt động ủy thác vốn của các NH tại Cty QLQ, UBCK cũng kiểm tra và xử phạt 5 Cty QLQ do vi phạm quy định pháp luật vừ CK và TTCK, phạt 3 Cty QLQ do không thực hiện các hoạt động khắc phục sau tra.

Sự bi đát của các Cty QLQ năm 2012 qua mô tả của một “người trong cuộc”- Cty QLQ SSI - là đã trải qua rất nhiều khó khăn. Sự khó khăn này thể hiện ở chỗ các Cty QLQ năm không huy động được bất kỳ quỹ mới nào. Bi đát hơn nữa là nhiều Cty QLQ nhưng chưa có quỹ nào để quản lý. Tổng giá trị tổng tài sản quản lý của các quỹ cũng sụt giảm đáng kể. Nhiều Cty QLQ phải chịu lỗ lớn hoặc chỉ có mức lãi rất khiêm tốn. Cũng theo thông tin từ Cty QLQ SSI, một số Cty QLQ bị xử phạt do thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh không được cấp phép, trái pháp luật và hiện đang có một bộ phận không nhỏ các Cty QLQ chấp nhận hoạt động cầm chừng với mục đích duy trì giấy phép chờ đợi thị trường khởi sắc.

Ông Trần Thanh Tân- TGĐ Cty VFM, Chủ tịch CLB các Cty QLQ VN - cho biết, hiện đã bắt đầu diễn ra quá trình thanh lọc đối với các Cty QLQ. Ông Tân cho biết, đã xuất hiện các Cty QLQ không đảm bảo được hệ số an toàn tài chính song song với việc số lượng các Cty QLQ có kết quả kinh doanh âm tăng lên đáng kể so với 2011. Trên thực tế, các Cty QLQ được chia thành hai nhóm. Nhóm A gồm 33 Cty hoạt động tương đối tốt và có lãi. Trong đó có 25 Cty trực thuộc NH, bảo hiểm, CTCK. Các Cty QLQ này quản lý tới 83,4% giá trị tài sản của cả ngành. Còn lại, nhóm B gồm 14 Cty nhỏ hoạt động cầm chừng và thua lỗ. Theo số liệu từ UBCK, trong số thua lỗ có 3 Cty không duy trì được chỉ tiêu an toàn tài chính. Cơ quan này đang rà soát để đưa các Cty này vào diện kiểm soát.

Theo Lưu Thuỷ

Báo Lao động

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên