MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quỹ Bảo lãnh tín dụng đầu tư: DN có thể phát hành trái phiếu quốc tế với chi phí thấp

Mức trần theo quốc gia của mỗi lần giao dịch sẽ là 140 triệu USD và mức trần theo đồng tiền sẽ là 280 triệu USD, kỳ hạn 10 năm.

Trong khuôn khổ sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á (ABMI) thuộc kênh hợp tác tài chính ASEAN+3, sáng nay (ngày 16/1/2013), Bộ Tài chính đồng chủ trì với Quỹ Bảo lãnh tín dụng đầu tư (CGIF) tổ chức Hội thảo Giới thiệu Quỹ Bảo lãnh tín dụng đầu tư – CGIF.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) Nguyễn Bá Toàn cho biết, sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á (ABMI) do các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 khởi xướng vào năm 2003 với mục tiêu nhằm hỗ trợ các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thông tin về một cơ chế hỗ trợ tín dụng khi có nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đặc biệt là huy động vốn trên thị trường quốc tế với chi phí huy động vốn hợp lý so với trường hợp được các tổ chức tín dụng bảo lãnh mà không làm tăng mức rủi ro và bất ổn định của ngân sách nhà nước.

Quỹ CGIF có vốn chủ sở hữu là 700 triệu USD - với nguồn góp vốn của chính phủ các nước ASEAN+3 sẽ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí cần thiết khi huy động vốn qua phát hành trái phiếu.

Theo phó Chủ tịch Quỹ CGIF, ông Boo Hock Khoo, Quỹ Bảo lãnh tín dụng đầu tư ASEAN+3 (CGIF) hoạt động dưới hình thức Quỹ tín thác do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quản lý và duy trì mức hệ số tín nhiệm AA.

Thông qua bảo lãnh của CGIF, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ được được tăng cường hệ số tín nhiệm, từ đó góp phần giảm chi phí phát hành và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường trái phiếu khu vực.

Ông Boo Hock Khoo cũng cho biết, mức trần quốc gia của mỗi lần giao dịch sẽ là 140 triệu USD và mức trần theo đồng tiền sẽ là 280 triệu USD, kỳ hạn 10 năm và việc phát hành có mệnh giá bằng ngoại tệ sẽ yêu cầu hoạt động bảo hiểm rủi ro thông thường hoặc rủi ro tài chính.

Theo đánh giá, việc thành lập CGIF sẽ kết nối giữa các thị trường trái phiếu khu vực và tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3, thể hiện tinh thần hợp tác và cam kết ở mức độ cao giữa các nước thành viên trong khu vực.

Đây cũng được xem là một trong các nỗ lực của ASEAN+3 nhằm giải quyết các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với các nền kinh tế.

Thông qua bảo lãnh của CGIF, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ được tăng cường hệ số tín nhiệm, từ đó góp phần giảm chi phí phát hành và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường trái phiếu khu vực, Tổng Giám đốc điều hành Kiyoshi Nishimura khẳng định. 

Khánh Linh 

hanhle

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên