MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quỹ đầu tư lỗ nhưng vẫn lạc quan

Năm 2009 được dự báo còn nhiều khó khăn nhưng các quỹ đầu tư lớn vẫn tích cực huy động vốn để đón đầu cơ hội đầu tư.

2008: Thua lỗ

Năm 2008, bong bóng chứng khoán Việt Nam vỡ, là nguyên nhân chính
làm tài sản của các quỹ đầu tư tại Việt Nam “bốc hơi” nhanh, giá trị tài sản ròng (NAV) giảm phổ biến từ 40%-60%.

Vào tháng 4/2008, trong buổi tọa đàm với Nhà đầu tư do Công ty chứng khoán Đại Việt tổ chức, ông Thomas Ngo khi đó còn là Giám đốc Danh mục đầu tư của Indochina Capital cho biết chỉ trong vòng gần 4 tháng đầu năm 2008, 10 tổ chức tài chính nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam đã lỗ tổng cộng 1,3 tỷ USD.

Ba quỹ lớn do Dragon Capital quản lý là VEIL, VGF và VDF đã mất đi

Theo báo cáo của LCF Rothschild Emerging Market Funds Research, tài sản của các quỹ đã mất đi 53% giá trị trong năm 2008.

Trên TTCK, theo công bố mới đây của UBCK, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã mất đi gần 4 tỷ USD trong năm 2008, tính đến cuối năm còn khoảng 4,6 tỷ USD.

xấp xỉ 1,5 tỷ USD trong năm qua, tương ứng giảm 2/3 giá trị (theo bản tin tháng 12/2008 của Dragon Capital).

Các quỹ của VinaCapital cũng bị mất hơn 500 triệu USD.

Trong năm 2008, PXP Vietnam Fund (PXPVF) và Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) là 2 quỹ sụt giảm tài sản nhiều nhất, NAV mất xấp xỉ 71%.

PXPVF đã từng được LCF Rothschild đánh giá là quỹ có hoạt động đầu tư tốt nhất năm 2007.

Nhìn chung, mức thua lỗ nặng tập trung vào những quỹ chuyên về đầu tư cổ phiếu hoặc có tỷ trọng đầu tư cổ phiếu cao.

Trong khi đó, những quỹ có tỷ trọng đầu tư lớn vào những tài sản khác như bất động sản, trái phiếu… thì sự sụt giảm giá trị không lớn, thậm chí NAV còn tăng như quỹ VPH của Saigon Asset Management tăng 7%, quỹ VNL của VinaCapital tăng 16,8%...
Biến động NAV năm 2008 của một số quỹ
(Nguồn: Báo cáo của các quỹ, Bloomberg)

2009: vẫn lạc quan

Trải qua một năm đầy khó khăn, nhưng các công ty quản lý quỹ vẫn khá lạc quan về thị trường Việt Nam. Một số công ty như VinaCapital, Indochian Capital.. đang tích cực kêu gọi, thu hút vốn đầu tư đồng thời tìm kiếm các cơ hội đầu tư từ thị trường bất động sản, đầu tư vốn cổ phần tư nhân.

Indochina Capital có kế hoạch tăng quy mô của quỹ đầu tư bất sản lên 400 triệu – 500 triệu USD trước khi tiến hành đóng quỹ để giải ngân vào nửa đầu năm 2009.

Dragon Capital cũng dự định khởi động một vài quỹ mới trong năm nay. Ông Shrimpton, đồng sáng lập của Dragon Capital, cho rằng "Chúng tôi không nản lòng vì tình trạng khó khăn hiện tại. Tôi vẫn là một trong những người lạc quan nhất về khả năng phát triển của Việt Nam".

Mekong Capital, một quỹ chuyên đầu tư vốn cổ phần tư nhân, sẽ tiến hành gọi vốn để lập quỹ thứ ba. Tuy nhiên, quy mô của quỹ được sẽ chỉ còn 250 triệu USD thay vì 300 triệu USD như dự định bán đầu.
 
Hiện tại, VinaCapital là công ty quản lý quỹ nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam với danh mục đầu tư có trị giá khoảng 1,9 tỷ USD.
 
Với giá trị danh mục đầu tư đạt hơn 605 triệu USD, quỹ VOF (Vietnam Opportunity Fund) do VinaCapital quản lý cũng là một trong những quỹ đầu tư vốn cổ phần lớn nhất.
 
VOF đang nắm giữ một lượng lớn các cổ phiếu đang niêm yết như VNM, HPG, KDC… cùng một số khoản đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết như Masan, Cao su Phước Hòa, Hùng Vương Plaza…

Đức Hải

duchai

Trở lên trên