MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quỹ ETF ra đời sẽ giải quyết được vấn đề nợ xấu và sở hữu chéo

Ngân hàng có thể lấy cổ phiếu đem đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, như vậy chứng khoán thuộc sở hữu chéo sẽ chuyển về công ty quản lý quỹ thay vì trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Sự kiện về thành lập quỹ ETF

Tại hội thảo “Tìm hiểu quỹ hoán đổi danh mục, quỹ đầu tư bất động sản và khung pháp lý ở Việt Nam” do UBCK tổ chức, Vụ trưởng Vụ quản lý quỹ ông Nguyễn Thành Long đã nêu ra những tác động tích cực nếu quỹ ETF đi vào hoạt động.

Trước hết, việc ra đời quỹ ETF sẽ tác động đến toàn bộ thành viên thị trường, công ty quản lý quỹ sẽ có thêm sản phẩm mới, CTCK và ngân hàng có thể thu thêm phí lập quỹ nếu làm thành viên lập quỹ (AP), sự kết hợp đồng bộ giữa ngân hàng giám sát, trung tâm lưu ký, các sở giao dịch….

Giảm tỷ lệ nợ xấu

Ông Long cho biết quỹ ETF có thể làm giảm vấn đề nợ xấu và sở hữu chéo tại các ngân hàng.

Dẫn chứng cho vấn đề này, ông Long lấy ví dụ tại Nhật Bản năm 2008, các công ty Nhật đẩy mạnh sở hữu chéo và khi đó các ngân hàng Nhật Bản nắm giữ nhiều cổ phiếu (tài sản thế chấp). Khi TTCK xuống thấp, giá trị các tài sản thế chấp giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và làm tăng tỷ lệ nợ xấu.

Khi đó Chính phủ Nhật Bản đưa ra sản phẩm quỹ ETF, theo đó các cổ phiếu tại ngân hàng sẽ chuyển sang danh mục cơ cấu của Quỹ và nhận lại các lô ETF. Như vậy chứng khoán thuộc sở hữu chéo sẽ được chuyển về công ty quản lý quỹ. Do giao dịch của quỹ ETF là hàng đổi hàng (danh mục chứng khoán cơ cấu đổi lấy lô ETF) nên không tạo áp lực giảm giá chứng khoán trên thị trường.

Khối ngoại được nắm giữ 100% vốn

Tại dự thảo thành lập quỹ ETF và quỹ đầu từ BĐS lần này, NĐT ngoại được sở hữu 100% vốn tại các quỹ ETF. Điều này sẽ giúp tăng tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên do vẫn phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn sở hữu tại các chứng khoán trong danh mục (các công ty niêm yết khối ngoại chỉ được nắm giữ tối đa 49%) nên dự thảo có ghi chú rõ về điều kiện mua lại lô đơn vị ETF từ khối NĐT nước ngoài.

Theo đó, khi mua lại các lô đơn vị quỹ ETF và trả về cho NĐT nước ngoài danh mục cơ cấu (bao gồm các cổ phiếu trong danh mục) dẫn đến tỷ lệ sở hữu đối với chứng khoán cơ cấu vượt qua các hạn mức tối đa theo quy định của pháp luật liên quan, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư đồng thời thực hiện bán các chứng khoán này và thanh toán bằng tiền cho các nhà đầu tư, sau khi khấu trừ thuế, chi phí giao dịch theo quy định của pháp luật liên quan.

Việc thanh toán cho các nhà đầu tư này phụ thuộc vào tiến độ bán thanh lý phần chứng khoán vượt tỷ lệ sở hữu và bảo đảm thực hiện cùng một tỷ lệ đối với các nhà đầu tư.

NĐT không cần vốn lớn vẫn có thể đầu tư bất động sản

Việc thành lập các quỹ đầu tư bất động sản sẽ giúp NĐT có thêm một kênh đầu tư bất động sản mà không cần phải có quá nhiều vốn.

Thay vì phải bỏ ra một lượng tiền lớn để mua đứt bán đoạn một bất động sản, NĐT có thể mua các chứng chỉ quỹ ETF của các quỹ đầu tư BĐS và có thể hưởng lợi tức từ các chứng chỉ quỹ này.

Trong dự thảo quy định 90% lợi nhuận của quỹ đầu tư bất động sản phải dùng để trả cổ tức cho nhà đầu tư. Do đầu tư vào các bất động sản cho thuê nên hàng nằm các quỹ đầu tư bất động sản sẽ có một nguồn lợi tức cố định – điều này hơi giống với các quỹ đầu tư trái phiếu. Các mức giá, giao dịch đều được kiểm soát nên NĐT có thể ngăn ngừa được các rủi ro như đầu tư bất động sản thông thường.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên