MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SSI: Sự dẫn dắt của các cổ phiếu Penny có thể được coi là kết thúc cho một chu kỳ tăng giá

Nhiều khả năng chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh giảm giá mạnh của các cổ phiếu Penny trong thời gian tới. Cập nhật KQKD quý I/2010 của các penny tăng mạnh nhất tháng 4.

Trong báo cáo nhận định tuần từ 10-14/05/2010, CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI đã cho rằng, theo phân tích kỹ thuật, cây nến tuần hình thành cây nến đảo chiều Dark Cloud Cover.

Khối lượng giao dịch cả tuần trươc tăng cao đột biến, cho thấy tâm lý bán ra chốt lời rất mạnh sau 5 tuần tăng điểm liên tiếp với sự dẫn dắt của các cổ phiếu Penny. Nhiều khả năng chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh giảm giá mạnh của các cổ phiếu Penny trong thời gian tới.

TT 31/3 29/4 +/- Giá ngày 07/05 LNST Quý I/2010 Tăng trưởng so với cùng kỳ 2009 Mức độ tăng vốn trong năm 2010 (tỷ) Kế hoạch LNTT 2010
1 PVC 24.1 59.5 146.89% 60.7 12 -27.27%
62
2 CVT 24.4 53.1 117.62% 44.1



3 HHC 31.2 66.8 114.10% 59.4 5.06 10.20%

4 PVE 15.6 33.2 112.82% 39.6 4.01 93.30% 80 lên 150 21.5
5 HJS 15.6 33.2 112.82% 35.5

60 lên 135.6 22
6 PVA 57.1 115.9 102.98% 112.6 1.87 5.61% 100 lên 600 96.12
7 TNA 22.5 45.4 101.78% 39.1 6.89 83.67%
40
8 LTC 19.2 38.4 100.00% 43

25 lên 40 tỷ
9 PDC 10.8 21.4 98.15% 27 (-2.726)


10 PTC 10.6 21 98.11% 25.4



Kết quả kinh doanh quý I/2010 của các penny stocks tăng giá mạnh nhất trong tháng 4/2010 (nguồn: CafeF)
Cá biệt PDC lỗ vẫn tiếp tục tăng trần nhiều phiên liên tiếp
PTC, LTC, HJS, CVT chưa công bố KQKD

SSI cho rằng các chỉ báo kỹ thuật đều xác nhận sự giảm điểm của chỉ số trong những phiên giao dịch kế tiếp. Sự dẫn dắt của các cổ phiếu Penny có thể được coi là kết thúc cho một chu kỳ tăng giá mà thị trường được trao vào tay các nhà đầu cơ cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Quan điểm của SSI trong tuần này vẫn giống như tuần trước là các NĐT nên tiếp tục giảm tỉ lệ danh mục, đặc biệt ở các cổ phiếu có rủi ro về thanh khoản và tăng cao tỉ trọng tiền mặt ở mức hợp lý. Các nhà đầu tư lướt sóng nên xem xét hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính và tránh sử dụng chiến thuật mua trung bình giá giảm ở các cổ phiếu mang tính đầu cơ đang có chiều hướng đi xuống. Vùng kháng cự cho tuần tới ở mốc 545 -550 điểm và ngưỡng hỗ trợ ở hai mốc 520 và 531 điểm.

Về tình hình kinh tế thế giới, Kinh tế Mỹ, nền kinh tế đầu tàu của thế giới, tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực. Bên cạnh việc các khu vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng trưởng, thì trong tháng Tư đã có 290,000 việc làm được tạo mới tại Mỹ, cao hơn mức dự kiến của giới phân tích. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên mức 9.9%, do đã có nhiều người đã gia nhập trở lại lực lượng lao động do triển vọng tìm được việc đã khả quan hơn.

Trong khi đó tình hình Hy Lạp trở nên xấu đi làm các nhà đầu tư trên toàn thế giới tỏ ra lo sợ về một cuộc khủng hoảng mới tại châu Âu. Điều này buộc EU, IMF, các nuớc G7 khẩn trương hơn trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp đối với Hy Lạp. Có thể thấy với cơ chế phối hợp đa quốc gia như mô hình EU, việc xử lý khủng hoảng sẽ có thể mất nhiều thời gian hơn so với thời điểm Mỹ tiến hành bơm tiền cứu các ngân hàng năm 2008.

Thị trường chứng khoán thế giới đã trở nên xấu hơn khi trong một số thời điểm các nhà đầu tư đã hoảng loạn và liên tục bán tháo cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, tâm lý bất ổn của nhà đầu tư thể hiện rõ nét khi chỉ số DJIA liên tục đảo chiều tăng giảm. Giá dầu thô giảm 12.8% xuống còn 75.27 USD/thùng, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008. Đồng euro giảm giá liên tục, trong khi giá vàng đã vượt qua mốc 1200 USD/ounce (mức cao nhất kể từ 5 tháng gần đây).

Theo SSI, với các nỗ lực của EU, IMF và các nước G7 trong tuần này, khả năng tâm lý các nhà đầu tư sẽ bớt xấu đi và giúp thị trường tăng điểm. Tuy vậy ngay cả khi thị trường tăng điểm thì đó vẫn chỉ mang tính ngắn hạn và sự điều chỉnh giảm có thể nhanh chóng quay lại do những vấn đề nợ tại châu Âu khó có thể được giải quyết nhanh chóng một sớm một chiều, và thị trường sẽ phải đối mặt với một giai đoạn có biến động mạnh và khó lường.

Về kinh tế trong nước, vấn đề nợ chính phủ đang là mối quan tâm mang tính toàn cầu. Tại Việt Nam, Uỷ ban tài chính ngân sách Quốc hội vừa cảnh báo mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia vẫn tiếp tục xu hướng tăng và hiện đã ở sát mức trần cho phép, gây khó khăn trong việc điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010.

Dự kiến cuối năm 2010 nợ chính phủ sẽ ở mức 44.6% GDP (2007: 33.8%, 2008: 36.2%, 2009: 41.9%). Mặc dù đây là những yếu tố mang tính dài hạn, nhưng cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi mà giải pháp cho vấn đề này chỉ có thể là giảm bội chi ngân sách, vốn sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng trong những năm tới đây.

Cập nhật kết quả kinh doanh

Tính đến ngày 07/05/2010, đã có 189 công ty công bố báo cáo kết quả kinh doanh trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và có gần 80 công ty công bố báo cáo kết quả kinh doanh trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Trong báo cáo tháng 4, nhận định tháng 5/2010, trong số 47 công ty đưa ra phân tích về kết quả kinh doanh quý I/2010, SSI đưa ra nhận định rằng, với nhóm các công ty không thuộc ngành tài chính, ngân hàng và bất động sản, tổng doanh thu quý I/2010 tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng 40% và lợi nhuận sau thuế tăng tới 70%.

Trong khi đó nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm, ngâm hàng và mức tăng trưởng lợi nhuận tăng 72% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, so với quý I/2009, tới hết quý I/2010, mức độ pha loãng cổ phiếu của các doanh nghiệp trong danh sách là 15%.

Ngành hàng tiêu dùng: Phân ngành thực phẩm và đồ uống vẫn luôn là ngành có mức cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng ổn định, ghi nhận tăng trưởng doanh thu rất tốt (VNM 57%, BBC và KDC 18-19%).

Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận thì có sự phân hóa khá mạnh, với những công ty không có biện pháp hữu hiệu tránh rủi ro biến động giá nguyên liệu thường gánh chịu những thiệt hại nặng nề hơn (BBC LNTT 1Q10 đạt 8,8 tỷ, giảm 27% YoY và giảm 66% so với 4Q09), trong khi các công ty khác vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao do quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào (VNM tăng trưởng LN 69%). Ngoài ra, các công ty thủy sản (ngoại trừ ANV) đều có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận rất khả quan

Ngành vận tải biển (đặc biệt là vận tải hàng rời, VST, VNA): phục hồi mạnh từ mức tăng giá cước vận tải do nhu cầu xuất nhập khẩu của thế giới tăng trở lại. Một số công ty đã chuyển lỗ thành lãi như VSP, VST. Kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến họat động vận tải biển như Trung Quốc, Mỹ có mức tăng trưởng GDP khá tốt trong Q1 2010 đã giúp cho thị trường trở nên sôi động hơn.

Ngành vận hành cảng: ghi nhận tăng trưởng doanh thu cao (VSC, DXP ~40%) mặc dù Tết Nguyên đán năm nay rơi vào quý 1 làm hoạt động kinh doanh của các công ty ít nhiều bị ảnh hưởng. Dữ liệu từ các cơ quan thống kê cho thấy, lượng hàng thông qua cảng Hải Phòng và khu vực TpHCM đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận cũng tăng trưởng tương ứng với lợi nhuận của VSC và DXP tăng tương ứng 52% và 55%

Ngành vật liệu xây dựng: Các công ty trong ngành đều có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do yếu tố mặt bằng so sánh thấp. Nhưng lợi nhuận biên đều giảm do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá bán. Trong các ngành vật liệu xây dựng, xi măng là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc tăng giá NVL, nên lợi nhuận các công ty thậm chí giảm so với cùng kỳ năm ngoái (trừ Hà Tiên1 vì công ty ít bị tác động bởi giá than tăng).

Ngành bất động sản: Nổi bật trong nhóm ngành tài chính là các công ty bất động sản với mức tăng trưởng lợi nhuận đều trên 100% (trừ ITC). Về thực chất, những công ty trong ngành BĐS đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đáy khủng hoảng lại rơi vào Quý 1 năm ngoái, nên việc tăng trưởng so với thời điểm năm ngoái tới vài trăm phần trăm là điều không quá khó hiểu. Mặc dù vậy, xét về tỷ trọng lợi nhuận thực hiện Quý 1 so với Kế hoạch của cả năm thì các con số này đều nằm ở mức thông thường của các năm khác là từ 3 - 5%, ví dụ SJS, KBC, ...

Ngành ngân hàng: Xét về lợi nhuận, ngành ngân hàng trong quý 1 không có tăng trưởng so với quý 4 năm 2009 mà nguyên nhân chính là do tăng trưởng tín dụng thấp và các nguồn thu từ chứng khoán, vàng, ngoại tệ không đủ bù đắp. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành quý 1 là 3,3%, không cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng của cùng kỳ năm trước (2,7%), thời kỳ đáy của khủng hoảng và thấp hơn mức ~5% của quý 4 năm 2009.

Mặt bằng lãi suất cho vay trong quý 1 có cải thiện do NHNN không còn nghiêm ngặt trong việc giữ mức lãi suất trần 150% như trong năm 2009 nhưng do huy động chậm, các NHTM đã phải tăng lãi suất huy động. Lợi nhuận lãi biên vì vậy chỉ tăng nhẹ so với quý 4.


Doanh thu thuần quý I/2010 LNST quý I/2010 Tăng trưởng LNST so với quý I/2009 Kế hoạch LNTT 2010
VCB (*)

1,400
4500
VNM 3,250 816.79 66.83% 3137
CTG (*)

1,000
4000
ACB 725 578 25% 3600
VIC (**) 77 93 425% 253
HAG
697 94% 2681
EIB
1,269.45
415.3 8.80% 2200
PVF 757 39 54.85% 620
STB
405 53.4% 2800
SSI 450 271 793.40% 1200
DPM (***) 1,434 394 17.30% 1007
FPT 4,272 290 32.10% 1279
KDC 306.1
350 2378.70% 850
POM 2,281 252 136% 612
PPC 1082.63
204 -28.10%
ITA 409 92 143% 678
Kết quả kinh doanh quý I/2010 của các cổ phiếu bluechips (nguồn: CafeF)

(*) LNTT: Ước tính, chưa có báo cáo hợp nhất
(**) DT tài chính của VIC trong quý I/2010 là hơn 161 tỷ

(***) Kế hoạch LNST

Phương Mai
Theo SSI

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên