MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

T+2 đã sẵn sàng để áp dụng từ đầu 2016

Từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+2 sẽ chính thức được áp dụng.

Ngày 18/12/2015, trên cơ sở chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã ký Quyết định 112/QĐ-VSD về việc ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Theo đó, từ ngày 1/1/2016, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2) và ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).

Như vậy, việc áp dụng chu kỳ thanh toán mới (T+2) đã đến rất gần. Trong đó, thời gian thực hiện thanh toán đã được rút ngắn hơn so với công bố ban đầu (là 16h30) mà chậm nhất 16h00 ngày T+2, công ty chứng khoán đã có thể nhận được tiền và chứng khoán trên tài khoản của mình.

Thực tiễn trên thế giới, có nhiều TTCK áp dụng chu kỳ thanh toán T+2 từ khá lâu (như Đài Loan). Năm 2001, Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cũng đã công bố báo cáo khuyến nghị việc các TTCK cần hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán không muộn hơn 3 ngày sau ngày giao dịch và khuyến nghị xem xét việc rút ngắn chu kỳ thanh toán.

Tuy nhiên chỉ sau khi Ủy ban châu Âu (EU) thông qua quy chế mới (CSDR- Central Securities Depository Regulation) áp dụng đối với các Trung tâm Lưu ký (CSD- Central Securities Depositories) trong Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) nhằm mục tiêu cải tiến quy trình thanh toán (rút ngắn xuống T+2) để từng bước giảm thiểu rủi ro thanh toán và thúc đẩy thanh toán các giao dịch xuyên biên giới thì xu hướng rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 càng được đẩy mạnh. Tính đến tháng 10/2014, ở hầu hết các thị trường thuộc EEA và Thụy Sỹ đã áp dụng chu kỳ T+2 và toàn bộ EEA áp dụng T+2 từ ngày 1/1/2015.

Đối với Việt Nam việc áp dụng chu kỳ thanh toán mới từ ngày 1/1/2016 được đánh giá là một bước tiến mới cho TTCK, thúc đẩy giao dịch và tăng thanh khoản cho thị trường, đặc biệt đảm bảo được được nguyên tắc rất quan trọng là Thanh toán tiền đồng thời với chuyển giao chứng khoán (DVP- Delivery versus Payment) theo chuẩn quốc tế, tháo gỡ những quan ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động thanh toán trên TTCK Việt Nam.

Khánh Ly

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên