MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tìm cổ phiếu "nóng" để đón "sóng"

Mấy phiên gần đây, thị trường đã có chất men xúc tác, nhiều cổ phiếu đã tăng, nhà đầu tư (NĐT) bắt đầu đi săn "hàng nóng" để đón "sóng".

Theo phân tích, nhận định của các chuyên gia, thì doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành điện, dầu khí sẽ tạo được nhiều sức hút từ nền tảng kinh doanh khá vững, thậm chí có thể xuất hiện những đợt "sóng" nhất định. Các DN đầu ngành thuộc các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất săm lốp, gas, dược phẩm, vui chơi giải trí cũng có kết quả kinh doanh và "sức khỏe" tài chính khá tốt, nhờ tiêu thụ sản phẩm tốt và mặt bằng lãi suất hạ mạnh.

Thị trường sẽ hồi sinh

Các DN trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng, ngân hàng, bất động sản (BĐS) dù vẫn còn khó khăn và lợi nhuận vẫn đang suy giảm, hoặc chỉ phục hồi ở mức thấp do khó tiêu thụ sản phẩm, gánh nặng nợ vay lớn. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng tình hình hoạt động của DN thuộc các nhóm trên sẽ được cải thiện vào năm tới. Khi thị trường hồi sinh, cổ phiếu BĐS sẽ tạo ra lợi nhuận, nên nhiều NĐT mạo hiểm đã đổ tiền vào.

Những cổ phiếu này luôn mang tính chất đầu cơ cao, nên đã bật mạnh trong mấy phiên vừa qua. Thị trường đang say mê "đu" theo KBC, ITA, IJC, NTL, VCG, DIG... Có quy mô từ lớn đến trung bình, thanh khoản khá và thị giá thường biến động lên xuống theo thị trường, tuy vậy, nhóm này thường được xếp vào nhóm cổ phiếu rủi ro, đặc biệt khi thị trường sụt giảm. Các NĐT đã gặp khó khăn và thua lỗ đối với nhóm cổ phiếu này, nên khi "lướt sóng" thành công thì họ sẽ bán ngay lập tức.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đầy rẫy các cổ phiếu giá thấp, thanh khoản thấp do kết quả kinh doanh yếu kém của DN hoặc do quy mô DN nhỏ, ít thu hút được sự chú ý của NĐT. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này cũng tồn tại những cơ hội nhất định. Một khi thị trường ít biến động, NĐT sẽ có thời gian tìm hiểu thông tin để chọn ra cổ phiếu tốt nhất. Hơn nữa, do quy mô không lớn, nên dòng tiền nếu chảy vào các cổ phiếu này sẽ tạo ra một mức tăng giá mạnh hơn nhiều so với thị trường chung.

Một số cổ phiếu nhỏ khác tăng suốt thời gian dài bất chấp sự lên xuống của thị trường, như: SCL tăng giá từ 2.700 đồng lên 12.600 đồng; PTB đã nhiều giai đoạn từ 11.000 đồng lên 22.000 đồng, và giờ thường trực ở mức trên 33.00 đồng/cổ phiếu… Với mức tăng trưởng nhiều trăm phần trăm thì khó cổ phiếu lớn, tiềm năng nào sánh được. Như vậy, nếu NĐT chấp nhận bỏ ra nhiều nỗ lực để phân tích cơ bản về DN, biết kiên trì nắm giữ cũng có thể được hưởng thành quả tốt.

Vẫn tin vào giá trị

Về cơ bản, những cổ phiếu này thường có quy mô vừa và nhỏ, vốn điều lệ thường không vượt quá 500 tỷ đồng.

Những DN này vẫn làm ăn, kinh doanh hiệu quả dù thị trường chung gặp khó khăn, như: thương mại, dịch vụ hoặc công nghệ như PTB, FCN... Đôi khi, NĐT cũng cần quan tâm đến những DN đã nỗ lực vượt qua khó khăn, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, như SCL.

Các DN đang trả cổ tức đều đặn, mức cổ tức/thị giá cao hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng thì cần được quan tâm đúng mức. Điều đó chứng tỏ DN làm ăn được, lâu dài sẽ tăng trưởng bền vững. Thị trường chứng khoán đã có tấm gương sáng từ các DN như WCS, DSN, ABT… Hoặc những cổ phiếu thường có giai đoạn tích lũy dài, giữ giá khi thị trường suy giảm và một khi đã tăng giá thì duy trì một thời gian dài, đủ để thưởng cho các NĐT kiên nhẫn.

Các cổ phiếu có yếu tố cơ bản luôn mang lại kết quả sinh lời cao khi có "sóng" tăng. Các cổ phiếu này vẫn là "sân chơi" của các quỹ đầu tư nước ngoài, các NĐT lớn do có một nền tảng cơ bản vững chắc. Tuy nhiên, do mức giá đã khá cao nên khả năng tăng giá trong ngắn hạn sẽ không đủ sức hút dòng tiền. Hơn nữa, thanh khoản không lớn và biến động chậm.

Điểm mặt cổ phiếu hàng đầu của thị trường như VNM, GAS, FPT, MSN..., dòng tiền trên thị trường không được mạnh cho lắm, khối lượng giao dịch thấp nên đã hết lực tăng giá trong ngắn hạn. Một số cổ phiếu tầm trung được chú ý như PVT của TCT CP Vận tải dầu khí đã chính thức được Sở GDCK Tp.HCM công bố thay thế cổ phiếu PVF của TCT CP Tài chính Dầu khí Việt Nam trong rổ VN30. Trước đó, cổ phiếu này đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 30% do đã cải thiện được tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, đã có thời gian dài tích luỹ gần 3 tháng mới bứt phá.

Đây là điểm khác biệt với dòng cổ phiếu đầu cơ, giúp PVT đề kháng tốt hơn với rủi ro thị trường hoặc áp lực chốt lời ngắn hạn của dòng tiền "nóng" (điều mà cổ phiếu đầu cơ không có được).

Theo Sơn Long

thanhhuong

Thời báo kinh doanh

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên