MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VDSC: Kỳ vọng gì ở động thái nới room cho các NĐT nước ngoài

Khối ngoại chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với một số ít doanh nghiệp chứ không phải toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên TTCKVN.

Sáng 17/6 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt đưa ra bản báo cáo phân tích các tác động khi nới room khối ngoại, chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung của VDSC về vấn đề này.

Theo các phương tiện truyền thông, dự thảo Quyết định mở room cho NĐT nước ngoài bao gồm 4 giải pháp sau:

(1) cho phép NĐTNN mua thêm 10% cổ phần không có quyền biểu quyết của các doanh nghiệp để tăng tỷ lệ nắm giữ;

(2) cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu tới 100% vốn tại các CTCK, công ty quản lý quỹ;

(3) đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm nâng tỷ lệ sở hữu khối ngoại từ mức giới hạn 49% hiện nay lên mức 60% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại một số công ty niêm yết quy mô lớn, không thuộc ngành nghề cần hạn chế Việc mua từ mức 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của nhà đầu tư nước ngoài khi vượt mức 49% phải có ý kiến của Bộ Tài chính, UBCK và chỉ dành cho nhà đầu tư chiến lược;

(4) Nâng room cho NĐTNN tham gia vào tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.


Đối với giải pháp thứ nhất, sẽ có 2 cách thức thực hiện: (i) DNNY sẽ phát hành thêm 10% số cổ phần không có quyền biểu quyết cho NĐT nước ngoài; (ii) ko phát hành thêm cổ phần, SGDCK sẽ thành lập một công ty con chịu trách nhiệm quản lý việc chuyển đổi giữa CP có quyền và không có quyền biểu quyết.

Đây là hai cách thức các nước láng giềng như Philippine và Thái Lan đã thực hiện, xét về mặt hiệu quả, chúng tôi nghiêng về cách thức thứ hai do hình thức này sở hữu một số ưu điểm sau: (1) không phải phát hành thêm cổ phiếu, giảm rủi ro pha loãng EPS, phù hợp với các DN nhiều tiền mặt và không có nhu cầu tăng vốn; (2) đơn giản hóa hệ thống giao dịch, mỗi công ty chỉ có một mã CK duy nhất để giao dịch; (3) công ty con của SGDCK sẽ phụ trách việc chuyển đổi CP có quyền và không có quyền biểu quyết, tăng thanh khoản cho các cổ phiếu không có quyền biểu quyết; (4) giúp cơ quan điều hành linh hoạt trong việc quản lý thị trường.

Giải pháp thứ hai hướng đến việc mở room 100% đối với các CTCK và công ty quản lý quỹ. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc thị trường tài chính, trong đó có mục tiêu tái cấu trúc TTCK, như đã phân tích ở trên, khẩu vị của khối ngoại rất rõ ràng và chỉ những doanh nghiệp tốt mới được họ quan tâm.

Do đó, hai công ty chứng khoán hiện đã kín room cho NĐT nước ngoài và có vị thế trên thị trường là SSI và HCM sẽ được hưởng lợi nếu quyết định trên được thực thi. Ngoài ra, dự thảo mở ra khả năng thúc đẩy sự phát triển các công ty quản lý quỹ nội địa với sự hậu thuận từ nguồn vốn nước ngoài sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành quản lý quỹ trên TTCKVN.

Giải pháp thứ ba là một hướng mở có kiểm soát, theo đó, một mặt kích thích vốn ngoại tham gia và TTCKVN, mặt khác, việc gia tăng đầu tư cho khối ngoại là có chọn lọc và chỉ dành cho các NĐT chiến lược sẽ góp phần gia tăng chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của các DNNY không thuộc ngành nghề cần hạn chế.

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, dự thảo để ngỏ khả năng Chính phủ sẽ xem xét, phê duyệt tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với từng trường hợp cụ thể một khi vượt quá “room” hiện tại là 30%, quy định mới này nếu được thực hiện sẽ giúp tăng tốc quá trình tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ và yếu kém.

Việc nới room hiện mới ở cấp dự thảo, còn cần thời gian dài mới có văn bản chính thức. Tuy nhiên, động thái trên của nhà điều hành đã giúp gia tăng sự hưng phấn của TTCK và tạo hiệu ứng tích cực cho tâm lý NĐT trong nước trong giai đoạn gần đây.

Cổ phiếu được khối ngoại quan tâm

Theo thống kê của VDSC, trong số gần 700 doanh nghiệp niêm yết, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp đã hết room dành cho các NĐT nước ngoài, khoảng 5% doanh nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ khối ngoại, trong khi đó có đến 73% doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của NĐTNN dưới 10%. Như vậy, khối ngoại chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với một số ít doanh nghiệp chứ không phải toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên TTCKVN.

Điểm thứ hai cần chú ý chính là khẩu vị của khối ngoại đối với từng ngành nghề, biểu đồ dưới đây cho thấy khối ngoại khá ưa thích các ngành nghề liên quan đến tài chính như Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán. Ngoài ra còn có một số ngành nghề được họ đặc biệt chú ý như Dầu khí, Y tế và Hàng tiêu dùng.

Danh sách cổ phiếu được khối ngoại quan tâm dựa trên một số tiêu chí: (1) tỷ trọng nắm giữ của khối NĐT NN; (2) cơ cấu cổ đông; (3) giao dịch mua-bán của khối ngoại; (4) chỉ số P/E

Báo cáo của VDSC

phuongmai

VDSC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên