MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vị đắng mía đường

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường gặp phải các khó khăn cơ bản sau đây: Thị trường đóng băng, tiêu thụ chậm khiến biên lãi gộp giảm, hàng tồn kho tăng.

Theo số liệu của Indexmundi, giá đường thế giới liên tục sụt giảm trong vòng 1 năm qua. Thống kê cho thấy giá bình quân tháng 7 chỉ còn 16,38 cent/pound, giảm mạnh từ 22,76 cent/pound cùng kỳ năm trước.

Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt là khi phải đối mặt với thực trạng đường nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc như hiện nay.




Kế hoạch kinh doanh dè dặt

Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp mía đường niêm yết không tránh khỏi sự sụt giảm trong năm vừa qua. Có thể nói, ngành mía đường đã không còn được nếm vị ngọt như xưa. Điều này không nằm ngoài kế hoạch kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp trong ngành. 

Tại ĐHCĐ thường niên 2013 của các doanh nghiệp mía đường, tình hình thị trường u ám là điều mà các doanh nghiệp e ngại. Duy nhất LSS mạnh dạn đề ra kế hoạch lợi nhuận 2013 gấp đôi con số thực hiện 2012. LSS có cơ sở để đề ra mức kế hoạch cao như vậy. Đó là chủ trương cải cách lớn về nguyên liệu: chất lượng giống mía tốt đạt 30%, LSS cho rằng sản lượng và năng suất mía sẽ tăng cao.

BHS cũng dè dặt với mức kế hoạch lợi nhuận tăng nhẹ 5% so với thực hiện 2012. 5 doanh nghiệp mía đường còn lại đều đề ra kế hoạch lợi nhuận giảm, thậm chí giảm sâu so với thực hiện năm vừa qua. 


Kế hoạch kinh doanh 2013 các doanh nghiệp mía đường (Đơn vị: tỷ đồng)

Kinh doanh khó khăn

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường gặp phải các khó khăn cơ bản sau đây: Thị trường đóng băng, tiêu thụ chậm khiến biên lãi gộp giảm, hàng tồn kho tăng.

Quả thật, tính bình quân 6 tháng đầu năm 2013, biên lãi gộp của 7 doanh nghiệp mía đường chỉ đạt 12,6% so với con số 15% cùng kỳ. Mức giảm tính ra chưa tới 3% nhưng soi vào cụ thể từng doanh nghiệp, vấn đề khá "nghiêm trọng". Có thể kể đến KTS giảm từ 18,77% xuống còn 9,83%, SBT giảm từ 21,26% xuống 13,44%... BHS là doanh nghiệp duy nhất tăng biên lãi gộp từ tỷ lệ 7% lên 8,79%.

Tổng doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt gần 5.000 tỷ đồng, giảm 5,8%, lãi ròng 263 tỷ đồng, giảm sâu 45% so với cùng kỳ 2012.

Là một doanh nghiệp lãi hàng năm không dưới trăm tỷ, quý 2/2013 BHS bất ngờ báo lỗ gần 16 tỷ đồng, kéo kết quả kinh doanh 6 tháng xuống còn 5,7 tỷ đồng. Không lỗ như BHS, các doanh nghiệp còn lại đều giảm lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013. Mức giảm mạnh nhất là LSS, doanh nghiệp duy nhất mạnh dạn đề ra kế hoạch lợi nhuận gấp đôi năm vừa qua. Cụ thể kết quả kinh doanh 6 tháng 2013 so với cùng kỳ như sau:



LNST 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 (đơn vị: tỷ đồng)


Không hẳn là đáng mừng, nhưng việc đặt kế hoạch thấp ngay từ đầu đã giúp các doanh nghiệp mía đường tránh "hụt" chân. 6 tháng đầu năm, bình quân 7 doanh nghiệp đã nhanh chóng hoàn thành 40% kế hoạch cả năm. Thậm chí có tới 3 doanh nghiệp vượt kế hoạch sau nửa chặng đường (NHS, SECSLS). Tuy kết quả không cao, nhưng so với mức sụt giảm lợi nhuận, thì điều này cũng giúp các cổ đông phần nào bớt lo lắng.

Nếu như kế hoạch lợi nhuận, biên lãi gộp, lãi ròng 6 tháng đầu năm 2013 của các doanh nghiệp mía đường đều có xu hướng giảm, thì chỉ tiêu hàng tồn kho của các doanh nghiệp, đáng buồn thay, lại tăng đáng kể sau nửa năm. Trong đó có NHS tăng gấp 6 lần, SBT tăng gấp 2,3 lần... Tính bình quân hàng tồn kho các doanh nghiệp mía đường cuối quý 2 tăng 61% so với đầu năm. Chúng tôi cũng lưu ý, cuối quý 1, hàng tồn kho mới "chỉ" tăng 44%.



Hàng tồn kho cuối quý 2/2013 so với đầu năm (đơn vị: Tỷ đồng)


Ngọc Lan

thunm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên