MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008?

19-05-2018 - 21:52 PM | Tài chính quốc tế

Các chuyên gia có ý kiến trái chiều về tình hình khu vực.

Nhà kinh tế học Carmen Reinhart của Harvard gây chú ý tuần này khi nhận định các thị trường mới nổi đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Đánh giá của bà xuất hiện vào thời điểm nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn với tài sản rủi ro trong khu vực và hoàn toàn tiêu cực với các thị trường như Argentina, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có ý kiến khác nhau. Người cho rằng hỗn loạn gần đây chỉ là nhất thời nhưng một số lại nghĩ tất cả mới chỉ bắt đầu.

Dưới đây là tổng hợp một số chỉ số quan trọng của thị trường mới nổi từ 2008 đến nay.

Tài khoản vãng lai

Số dư tài khoản vãng lai tích cực là "tuyến phòng thủ" đầu tiên cho các thị trường mới nổi. Từng tự hào với mức thặng dư lớn trong 2008, nhóm này hiện phải chịu thâm hụt nhỏ - phần lớn là do thặng dư của Trung Quốc giảm đáng kể. Tuy nhiên, đây không phải tình trạng chung. Một số quốc gia như Thái Lan vẫn duy trì số dư dương.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 1.

Từ thặng dư sang thâm hụt. (Nguồn: IMF)

Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng mạnh nhất kể từ 2011. Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp tục tăng tốc trước khi hạ nhiệt trong vài năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo. Điều này sẽ cung cấp một bộ đỡ chống lại các áp lực như tăng lãi suất, kể cả khi tốc độ tăng trưởng không cao như trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 2.

Tăng trưởng hiện yếu hơn 2008 nhưng đang trên đà lên. (Nguồn: IMF)

Nợ

Chính phủ thị trường mới nổi vay liên tục trong thập kỷ qua trong bối cảnh lãi suất thấp. Các công ty cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Tín dụng USD cho người vay phi ngân hàng ở các nước đang phát triển đạt 3.700 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái, tăng vọt so với mức 1.500 nghìn tỷ USD một thập kỷ trước, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 3.

Nợ đang tăng dần. (Nguồn: IMF)

Biến động tiền tệ

Chỉ số Biến động Thị trường Mới nổi JPMorgan, một thước đo biến động của tiền tệ, vẫn ở dưới mức 2008 bất chấp nhiều bất ổn ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dân tệ của Trung Quốc nổi bật nhờ tình trạng ổn định trong vài tháng qua.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 4.

Chỉ số Biến động vẫn thấp dù nhiều đồng tiền gần mức cao kỷ lục. (Nguồn: Bloomberg)

Định giá cổ phiếu

Chỉ số MSCI EM (gồm 23 thị trường mới nổi) đang dao động quanh mức 12. Mặc dù cao hơn một chút so với mức trung bình lịch sử, nhưng đây không phải là con số ấn tượng. MSCI từng đạt khoảng 15 trong 2007, trước khi xuống dưới 6 trong đợt khủng hoảng năm sau.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 5.

Cổ phiếu EM giao dịch không xa mức trung bình lịch sử. (Nguồn: Bloomberg)

Thị trường trái phiếu

Lãi suất trái phiếu đồng USD của thị trường mới nổi thấp hơn mức trung bình lịch sử, dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng của nhà đầu tư vẫn thấp. Suất thu nhập xấu nhất hiện là khoảng 5,6%, tăng từ mức 4,5% hồi đầu năm. Trong 2008, con số vọt từ 6,6% trong tháng 1 lên 14,3% trong tháng 10 khi nhà đầu tư đổ xô đi tìm lối thoát.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 6.

Lợi suất trái phiếu đồng USD vẫn trên trung bình. (Nguồn: Bloomberg)

Dự trữ ngoại hối

Sự đa dạng của nhóm thị trường mới nổi đặc biệt đúng khi nói đến dự trữ ngoại hối. Trong khi Trung Quốc có một kho dự trữ "dồi dào", các nước như Argentina và Indonesia đều đang giảm dần dự trữ ngoại hối sau khi ngân hàng trung ương can thiệp để bảo vệ đồng nội tệ.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 7.

Theo Lâm Ngọc

NĐH

Trở lên trên